Vấn đề thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật về thuế – thực trạng từ 2015 đến nay và những vấn đề cần hoàn thiện ở Việt Nam

I. Những vấn đề lý luận chung về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế

1, Thanh tra thuế

Thanh tra thuế là hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên trách làm công tác kiểm tra của cơ quan thuế đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật. Công việc thanh tra thuế dựa trên cơ sở xác minh và thu thập chứng cư về hành vi vi phạm pháp luật về thuế qua phân tích thông tin dữ liệu liên quan đến người nộp thuế.

Có thể coi thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức độ cao hơn, toàn diện hơn. Thanh tra thuế được thục hiện theo định kỳ đối với người nộp thuế lớn, nghành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn, phức tạp hoặc đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế và thành tra thuế là để giải quyết các kiếu nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng bộ tài chính.

2, Kiểm tra thuế

Kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”, để chỉ hoạt động của chủ thể tác động vào đối tượng kiểm tra (có thể trực thuộc hoặc không trực thuộc). Như vậy, kiểm tra thuế được hiểu là việc xem xét các chủ thể chấp hành các chính sách pháp luật về thuế có đúng hay không, kiểm tra việc thực hiện chính sách về thuế do nhà nước ban hành.

Dưới góc độ pháp lý, kiểm tra thuế là công việc thường xuyên mang tính chất nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện tại cơ quan quản lý thuế dựa trên hồ sơ kê khai của người nộp thuế, hằm đánh giá tình hình đầy đủ, chính xác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.

3, Xử lí vi phạm về thuế

Vi phạm pháp luật là hành vi làm trái các quy định pháp luật, do các tổ chức, cá nhân thực hiện với lỗi xác định, gây thiệt hại đến lợi ích chung và do đó phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi đó của mình. Từ đây, có thể hiểu vi phạm pháp luật thuế là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật thuế do các tổ chức cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại về trật tự công và tổ chức, cá nhân đó phải chịu trách nhiệm về hành vi đó của mình.

Xử lý vi phạm pháp luật về thuế là các hoạt động của chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định hiện hành áp dụng các biện pháp pháp xử lý hành chính hoặc hình sự đối với các tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

Trên thực tế, phần lớn các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế luôn dùng nhiều hành vi , cách thức khác nhau nhằm lẩn tránh nghĩa vụ nộp thuế hoặc làm giảm bớt nghĩa vụ nộp thuế. Để có thể đảm bảo cho nguồn thu ngân sách nhà nước được ổn định, tạo sự bình đẳng cho các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội pháp luật cần thiết phải quy định các biện phạm xử lý vi phạm về thuế, khôi phục các quan hệ xã hội đã bị hành vi trái pháp luật xâm hại.

Tuy theo tính chất, mức độ khác nhau mà xử lý vi phạm về thuế bao gồm

– Xử lý hành chính: áp dụng đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế nhưng chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự

– Xử lý hình sự: áp dụng đối với hành vi làm trái các quy định của pháp luật hình sự, do các tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ nộp thuế được Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi 2009) bảo vệ.

Trong cơ chế tự khai, tự nộp, chế tài xử lý vi phạm pháp luật thuế không phải là mục tiêu chính của quản lý thuế mà chỉ là một công cụ nhằm khuyến khích sự tuân thủ. Trên bình diện tổng thể của quản lý thuế, xử lý vi phạm pháp luật thuế mang nặng tính “răn đe” để hướng đối tượng nộp thuế  thực hiệnsự tuân thủ pháp luật thuế. Nếu mọi trường hợp không tuân thủ đúng pháp luật thuế đều được phát hiện, xử lý chính xác, nghiêm khắc, kịp thời thì có tác dụng phòng ngừa, thúc đẩy các đối tượng nộp thuế hướng đến sự tuân thủ pháp luật thuế.

4, Mục tiêu của hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Giám sát nghiêm ngặt hoạt động của các đối tượng nộp thuế cũng như cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động quản lý thuế. Đảm bảo các đối tượng này nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về thuế và công tác quản lý thu ngân sách. Từ đó phòng ngừa , kịp thời phát hiện và xử lí các hành vi vi phạm pháp luật thuế, ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng.

Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, đánh gia việc chấp hành các quy định pháp luật về thuế nhằm phát huy nhân tố tích cực, nhanh chóng hoàn thiện, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của các chính sách thuế mà nhà nước ban hành.

Đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, , quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân thực hiên nghĩa vụ nộp thuế.

Nâng cao trach nhiệm của cơ quan quản lí thuế, cụ thể là các cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế, nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật. Nhanh chóng ngăn chặn các hành vi tiêu cực, tham nhũng, xây dựng đội ngũ cãn bộ thuế trong sạch, giỏi chuyên môn, gỏi nghiệp vụ.

II. Nội dung pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế

1, Pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế

Pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Đây là một bộ phần của hệ thống phá luật thuế nói riêng và hề thống pháp luật Việt Nam nói chung.

Cũng như nhứng ngành luật khác, việc thanh tra, kiểm tra thuế cũng phải thự hiện các nguyên tắc mang tính chủ đọa, xuyên suốt toàn bộ quá trình tổ chức, xây dựng và thực hiện pháp luật thanh tra, kiểm tra thuế và nó có tính bắt buộc các chủ thể phải tuân theo trong quá trình tiến hành. Điều 75 Luật Quản lý thuế năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định những nguyên tắc đó như sau: thực hiện dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế; Không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nộp thuế; Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

a, Pháp luật về thanh tra thuế

Các quy định của pháp luật về thanh tra thuế được quy định từ Điều 81 đến Điều 87 Luật Quản lý thuế năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012. Trong đó có những vấn đề như sau:

Chủ thể có thẩm quyền thanh tra: Căn cứ vào điểm 3 khoản 9 Luật Quản lý thuế thì chủ thể có thẩm quyền thanh tra thuế là cơ quan quản lý thuế.

Đối tượng bị thanh tra: là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan nhà nước.

Phạm vi thanh tra: Không phải trong mọi trường hợp mà cơ quan quản lý thuế đều đưuọc phép tiến hành thanh tra người nộp thuế. Phạm vi thanh tra thuế khá là bó hẹp khi chỉ thanh tra trong các trường hợp nhất định quy định tại Điều 81 Luật Quản lý thuế quy định về  các trường hợp thanh tra thuế như sau:

– Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định ký một năm không quá một lần.

– Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế. Trường hợp này, cơ quan quản lý thuế chỉ được tiến hành khi có đầy đủ căn cứ xác định người nộp thuế có các hành vi khai thiếu nghĩa vụ thuế, trốn thuế, gian lận thuế nhưng chưa đến mực phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng bộ tài chính.

Hình thức: Từ quy định tại Điều 81 Luật quản lý thuế, có thể thấy có hai hình thức thanh tra thuế là thanh tra theo kế hoạch và thanh tra bất thường.

– Thanh tra theo kế hoạch chỉ áp dụng với các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng. Thanh tra định kỳ một năm không quá một lần và được thực hiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm đã được phê duyệt. Việc lập kế hoạch thanh tra phải dựa trên cơ sở phân tích thông tin về người nộp thuế .Từ đó phát hiện và lập danh sách người nộp thuế có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế để . Danh sách của cơ quan thuế cấp dưới phải nộp lên cơ quan thuế cấp trên để phòng trường hợp có sự trùng lặp giưa các cấp. Kế hoạch thanh tra phải bao gồm những nội dung sau: đối tượng thanh tra, kỳ thanh tra, loại thuế thuộc diện thanh tra, thời gian dự kiến tiến hành thanh tra.

– Thanh tra bất thường áp dụng đối với các trường hợp

  • Phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế. Cơ quan quản lý thuế chỉ được thanh tra thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp này khi có các căn cứ cho rằng người nộp thuế khai thiếu nghĩa vụ thuế, trốn thuế, có hành vi gian lận thuế nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể là người nộp thuế có hành vi vi phạm, vi phạm nhiều lần, tại nhiều địa bàn, có liên đến các tổ chức khác; trong khi kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, người nộp thuế có các dấu hiệu tẩu tán tài liệu, tang vật liên quan đến việc trốn thuế….
  • Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan thuế các cấp hoặc Bộ trưởng bộ tài chính

b, Pháp luật về kiểm tra thuế

Chủ thể có thẩm quyền kiểm tra và đối tượng bị kiểm tra thuế: Tương tư như đối với hoạt động thanh tra thuế, chủ thể có thẩm quyền kiểm tra thuế là cơ quan quản lý thuế và đối tượng bị kiểm tra là các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.

Phạm vi kiểm tra: Dễ nhận thấy, phạm vi kiểm tả thuế rộng hơn rất nhiều so với phạm vi thanh tra thuế. Việc kiểm tra thuế áp dụng đối với tất cả các đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật. Hoạt động này cũng mang tính thường xuyên, liên tục với nhiều hình thức và phương pháp khác nhau để phù hợp với đặc điểm của từng khách thể điều tra.

Hình thức: Luật quản lý thuế năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012 ghi nhận hai hình thức kiểm tra thuế bao gồm: kiểm tra tạ trụ sở cơ quan quản lý thuế và kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.

  • Kiểm tra tại trụ sở cơ quan quản lý thuế

Trình tự, thủ tuc kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được quy định tại Điều 77 Luật Quản lý thuế. Theo đó, việc kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế phải được tiến hành trên cơ sở đánh giá tính đầy đủ và chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế. Khi kiểm tra, cơ quan thuế phải tiến hàn so sánh, đối chiếu nội dung trong hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng háo trong trường hợp hàng háo xuất nhập khẩu. Sauk hi kiểm tra, cơ quan thuế xác nhận kiểm tra thuế vào hồ sơ nộp thuế. Nếu hồ sơ khai đầy đủ, chính xác thì chấp nhận, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan thuế thông báo với người nộp thuế biết để hoàn chỉnh hồ sơ. Đối với trường hợp qua xem xét, so sánh, đối chiếu mà phát hiện ra nội dung khai chưa đúng , số liệu khai chưa chính xác hoặc có các nội dung cần xác minh về số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miến, được giảm, được hoàn trả… thì cơ quan thuế thông báo đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Nếu hết thời hạn theo thông báo của cơ qua thuế mà người nộp thuể không giải trình hoặc bổ sung thông tin còn thiếu thì cơ quan thuế sẽ ấn định số thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế tùy thei từng trường hợp.

  • Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế

– Theo quy định tại Điều 78 Luật Quản lí thuế năm 2006 sửa dổi bổ sung năm 2012 thì cơ quan quản lí thuế chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế trong các trường hợp sau đây:

  • Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng
  • Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nếu cơ quan hải quan phát hiện hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ thì yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trường hợp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng hoặc quá thời hạn mà không giải trình được thì thủ trưởng cơ quan hải quan ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
  • Các trường hợp kiểm tra sau thông quan, bao gồm kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu để đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và kiểm tra đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
  • Các trường hợp xác định đối tượng kiểm tra theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; kiểm tra đối với trường hợp có phát sinh dấu hiệu vi phạm pháp luật và các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề kiểm tra do thủ trưởng cơ quan quản lý thuế cấp trên quyết định

 – Trình tự, thủ tục kiểm tra được quy định tại Điều 78 Luật quản lí thuế năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012 như sau:

  • Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế;
  • Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;
  • Thời hạn kiểm tra thuế không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp kiểm tra theo kế hoạch đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì thời hạn không quá mười lăm ngày;
  • Trong trường hợp cần thiết, quyết định kiểm tra thuế được gia hạn một lần; thời gian gia hạn không quá thời hạn quy định tại điểm c khoản này;
  • Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;
  • Xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.

2, Pháp luật về xử lí vi phạm pháp luật về thuế

Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm về thuế được cụ thể hóa tại Luật quản lý thuế năm 2006 (sửa đổi năm 2012) , Nghị định 129/2013/NĐ – CP và Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi năm 2009). Theo đó, ta có thể làm rõ các vấn đề sau:

Chủ thể có thẩm quyền: Theo quy định tại Điều 109 Luật quản lý thuế thì chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm bao gồm Chủ tịch ủy ban nhân dân các cáp xử lý đối với các vi phạm về các thủ tục thuế. Đối với các hành vi chậm nọp tiền thuế, khai sẵn dẫn đên thiếu số tiền nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, trốn thuế, gian lận thuế thì thẩm quyền xử lí vi phạm thuộc về các cơ quan quản lý thuế. Cụ thể là Thủ trưởng cơ quan quản lí thuế, Cục trưởng cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục hải quan.

Đối tượng bị xử lí vi phạm pháp luật về thuế bao gồm người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm hành chính về thuế và các tổ chức, cá nhận khác có liên quan.

Phân loại hành vi vi phạm luật về thuế: Tùy theo mức độ, tính chất vi phạm của các hành vi mà nhà nước có quy định những biện pháp xử lí khác nhau. Vi phạm pháp luật về thuế chủ yếu thuộc về một trong các hành vi sau:

– Vi phạm hành chính về thuế: vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hành vi làm trái các quy định của pháp luật hành chính về thuế, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến những lợi ích được pháp luật hành chính bảo vệ nhưng chưa đến mức xử lý hình sự và phải chịu trách nhiệm hành chính. Theo quy định tại Nghị định 129/2013/NĐ – CP các hành vi vi phạm pháp luật về thuế bị xử lí hành chính bao gồm: Chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định; hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế; hành vi chậm nộp  hố sơ khai thuế so với thời hạn quy định; hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế; hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; hành vi trốn thuế, gian lận thuế; ngoài ra còn có việc xử lí vi phạm hành chính đối với các tổ chức tín dụng và các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Đối với các hành vi này thì chủ yếu áp dụng chế tài hành chính để xử lí. Các biện pháp bao gồm cảnh cáo, phạt tiền…đối với mỗi hành vi vi phạm khác nhau sẽ có hình thức xử lí và mức phạt khác nhau. Hình thức xử phạt và mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế được quy định cụ thể tại Nghị định 129/2013/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

– Vi phạm hình sự về thuế: là hành vi trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm hại đến các lợi ích phát sinh từ quan hệ pháp luật về thuế được Luật hình sự bảo vệ. Thực tiến cho thấy các hành vi vi phạm hình sự chủ yếu trong lĩnh vực thuế là hành vi trốn thuế, hành vi tham ô tiền thuế, hành vi nhận hổi lội, hành vi làm dụng quyền hạn khi thi hành công vụ, hành vi cố ý làm trái các nguyên tắc quản lí tài chính trong lĩnh vực thuế. Các hành vi này đều được cụ thể bằng các Điều luật quy định trong BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 cụ thể như sau: Tội trốn thuế (Điều 161 BLHS); Tội tham ô tài sản (Điều 278 BLHS); Tội nhận hối lộ (Điều 278 BLHS); Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281 BLHS). Tương ứng với những hành vi đó, người có hành vi vi phạm sẽ phải chịu các chế tài hình sự tùy theo mức độ và tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

III. Thực trạng vấn đề thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về thuế từ năm 2015 đến nay.

1, Ưu điểm và thành tựu đạt được

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm là một chức năng cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lí vi phạm nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, góp phần phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế, ngăn ngừa các mặt tiêu cực làm ổn định tình hình kinh tế, chính trị, tăng kỉ cương, công bằng xã hội. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm về thuế từ khi có Luật quản lý thuế năm 2006 đã đạt được những bước phát triển nhất định, đặc biệt gần đây nhất từ năm 2015 đến nay, công tác này cũng đạt được những thành tựu đáng kể.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện được nhiều vụ vi phạm pháp luật về thuế

Kết quả 6 tháng đầu năm 2015, cơ quan thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với 29.034 DN; số thuế xử lý tăng thu qua thanh tra, kiểm tra 4.543,82 tỷ đồng;  giảm khấu trừ 455,4 tỷ đồng; giảm lỗ 7.870,4 tỷ đồng. Đôn đốc nộp vào NSNN trên 2.981,97 tỷ đồng, trong đó:

  • Về thanh tra, ngành Thuế đã thanh tra tại 3.958 DN; xử lý truy thu, truy hoàn và phạt 2.157,87 tỷ đồng; giảm khấu trừ 221 tỷ đồng; giảm lỗ 4.130,4 tỷ đồng và nộp NSNN 1.107,2 tỷ đồng.
  • Về kiểm tra, ngành Thuế đã kiểm tra tại 25.077 DN; xử lý truy thu, truy hoàn và phạt 2.195 tỷ đồng, giảm khấu trừ 214,7 tỷ đồng; giảm lỗ 4.79,1 tỷ đồng và nộp NSNN 1.683,8 tỷ .
  • Ngành Thuế cũng đã thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế với 865.353 hồ sơ, xử lý điều chỉnh tăng thu 190,9 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2015 kết quả thanh tra, kiểm tra thuế năm 2015 được công bố rộng rãi như sau:

  • Thanh tra, kiểm tra được 79.297 doanh nghiệp, bằng 118,26% so với năm 2014.
  • Tổng số tiền thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là: 12.350,83 tỷ đồng, bằng
  • 116,94% so với năm 2014;
  • Giảm khấu trừ: 1.239,1 tỷ đồng, bằng 118,83% so với năm 2014 và giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra là: 23.044,45 tỷ đồng, bằng 116,90% so với năm 2014,
  • Số đã nộp NSNN: 9.136,62 tỷ đồng, đạt 73,97% số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra và bằng 118% so với cùng kỳ năm 2014.

Năm 2016, với kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có khả năng có số thu lớn trong các ngành, các hoạt động như kinh doanh dầu khí, xăng dầu, điện lực, viễn thông, quản cáo truyền hình…; tập trung thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp lớn kết quả thanh tra, kiểm tra thuế đạt được trong 6 tháng đầu năm 2016 như sau:

  • Số lượng Doanh nghiệp đã được thanh tra, kiểm tra thuế: 32.493 DN, đạt 36,25% kế hoạch.
  • Số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 5.701,5 tỷ đồng, tăng 19,78% so với cùng kỳ năm 2015.

Qua báo cáo về kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy ngành thuế đã sát sao và quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ, điều này thể hiện ở chính những con số nêu trên, chúng đề có sự vượt trội hơn so với thời kì trước.

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về thuế đạt được nhiều thành tựu, trờ thành công cụ hữu hiệu để chống thất thu ngân sách nhà nước và răn đe các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Bên cạnh những biện pháp quản lí thu thuế hiện đại, cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, một công cụ hữu hiệu không thể không nhắc đến là việc thực hiện các biện pháp chủ động, tích cực triển khai thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế. Nhờ đó mà từ năm 2015 đến này, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức do tình hình tài chính, tiền tệ thế giới và khu vực diễn ra phức tạp tuy nhiên nhiệm vụ và công tác thuế năm 2015 vẫn đạt được những thành tựu quan trọng. Tổng số thu NSNN do cơ quan thuế quản lý đạt 806.378 tỷ đồng, bằng 110,2% dự toán (tương ứng vượt 74.778 tỷ đồng), tăng 17,7% so với thực hiện năm 2014. Trong đó phần phấn đấu tăng thu nội địa với mức vượt 15,7% so với dự toán (tương ứng vượt 100.268 tỷ đồng) và tăng 26,2% so với thực hiện năm 2014 để kết tinh thành con số tuyệt đối 738.868 tỷ đồng, đã bù đắp đáng kể cho phần hụt thu từ dầu thô do giá giảm (tương ứng hụt 25.490 tỷ đồng), giúp cân đối và ổn định nguồn thu cho NSNN.

Ngoài ra, với chức năng, nhiệm vụ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế, giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, lậu thuế liên quan đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi Cục thuế quản lí, năm qua, cơ quan thuế đã tăng cường kiểm tra đồng bộ và hiệu quả các biện pháp chống thất thu ngân sách từ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về thuế. Trong đó, tập trung thanh tra khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, chú trọng các doanh nghiệp có doanh thu lớn, số thuế giá trị gia tăng âm kéo dài hoặc không có số thuế nộp, những doanh nghiệp có số lỗ lớn….

Như vậy, có thể nói công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về thuế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lí và thu ngân sách nhà nước. Hoạt động thanh tra, kiểm tra phát huy hiệu quả không chỉ xử lí kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, chống thâm hụt ngân sách nhà nước mà còn là hình thức răn de các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình đóng ghóp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

2, Những vấn đề còn tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về thuế vẫn còn tồn tại nhiều ván đề hạn chế cần được khác phục

Thứ nhất, tình trạng hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận người dân còn hạn chế, chưa tạo dự luận xã hội lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Đặc biệt là hiện nay khi nền kinh tế đan phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng thường xuyên và liên tục thì hành vi trốn thuế, gian lận thuế ngày càng nhiều, diễn ra ngày càng phổ biên với tính chất và mức độ khác nhau. Đặc biệt là tình trạng trốn thuế, lậu thuế, lạm dụng thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu và các hành vi vi phạm khác được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn nhưng phổ biến nhất là hành vi gian lận nội dung của hóa đơn, chứng từ trốn thuế; tạm nhập tái xuất, trên thực tế không có việc tái xuất mà vẫn làm thủ tục xuất hàng, tiêu thụ.

Thứ hai, tình trạng trùng lặp, trồng chéo trong hoạt động của cơ quan thanh tra, kiểm tra. Hoạt động thanh tra chưa minh bạch, hiệu quả, chất lượng của các cán bộ thanh tra, kiểm tra còn kém.

Trên thực tế, một doanh nghiệp có thể phải tiếp đến 16 – 17 đoàn thanh tra trong một năm. Chỉ trong một lĩnh vực mà đoàn thanh tra này vừa ra thì đoàn thanh tra khác lại vào. Hoạt động thanh tra chưa minh bạch khi còn không ít các trường hợp khi kiểm tra việc nộp thuế thanh tra viên cố tình kéo dài thời gian, gây nhũng nhiễu, bức xúc. Doanh nghiệp nào không biết điều, không chiu chi thì sẽ bị kiểm tra thường xuyên; doanh nghiệp nào quan hệ tốt thì sẽ ít hoặc không bị thanh tra.

Thứ ba, quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về thuế còn nhiều thiếu sót. Thẩm quyền của cơ quan thuế trong thanh tra, kiểm tra thuế còn bị hạn chế. Theo quy định của pháp luật, cơ quan thuế không có quyền kiểm kê đột xuất tài sản của người nộp thuế khi phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế. Điều này đã phần nào làm hạn chế khả năng chứng minh hành vi trốn thuế của người nộp thuế, đặc biệt là trường hợp trốn thuế qua hành vi bán hàng không phản ánh vào sổ sách kế toán.

Thư tư, Một số quy định trong các văn bản pháp luật về các sắc thuế cụ thể còn chưa rõ ràng, chưa minh bạch và có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, gây khó khăn cho hoạt động thực thi pháp luật. Các thủ tục cần thiết phải thực hiện trong thanh tra, kiểm tra thuế mặc dù đã được bổ sung, song vẫn chưa được quy định đầy đủ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ như các quy định về cách thức cung cấp thông tin trước khi kiểm tra gồm những cách thức nào? Bằng văn bản hay lời nói? và thời hạn yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin trước khi tiến hành thanh tra là bao lâu?  thời hạn tạm dừng thanh tra, kiểm tra thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế; thời hạn bãi bỏ quyết định kiểm tra trong những trường hợp được bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế theo quy định của pháp luật; quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra lại các kết luận kiểm tra thuế.

3, Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Cơ quan quản lí thuế nâng cao ý thức pháp luật cho người nộp thuế thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục họ chấp hành pháp luật về thuế, kiểm tra thường xuyên, định kì những đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.

Có biện pháp hiệu quả để đấu tranh với các hành vi vi phạm, tội phạm trốn thuế, chủ động phát hiện vi phạm, tội phạm trốn thuế, đánh trúng các vụ trốn thuế, thu hồi tiền cho ngân sách, xửu lí nghiêm minh các đối tượng phạm tội nhằm bảo vệ kỉ cương pháp luật, tạo mội trường lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh bảo vệ nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lí thuế và can bộ thanh tra, kiểm tra thuế. Bổ sung các quy định của pháp luật và các quy định của riêng ngành thuế để tăng cường trách nhiệm của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế. Không ngừng đào tạo, nâng cao chất lượng về đạo đức và chuyên môn cho lực lượng thanh tra, kiểm tra. thuế.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành. Trong hoạt động quản lí nhà nước, hoạt động thanh tra, kiểm tra mang tính tất yếu. trong lĩnh vực thuế, việc thanh tra kiêm tra là rất cần thiết để nhanh chóng phát hiện các trường hợp cán bộ thuế không thực hiện đúng nhiệm vụ mà pháp luật yêu cầu. Ngoài ra, cũng cần tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với cơ quan, cán bộ thuế. Khi chịu sự giám sát cả ở trong lấn ngoài thì các hành vi vi phạm sẽ sớm bị phát hiện và loại trừ.

Nghiên cứu, bổ sung các quy định của pháp luật còn thiếu về thẩm quyền của cơ quan quản lí thuế. Rà soát soát lại toàn bộ các văn bản luật và hướng dẫn thi hành các luật thuế để sửa đổi những nội dung không rõ ràng, tránh việc hểu sai gây ra những sai phạm trong việc thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về thuế. Tiếp tục kiểm tra, rà soát để bổ sung cho đầy đủ các thủ tục cần thiết phải thực hiện, lược bỏ các thủ tục không cần thiết trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm pháp luật về thuế.

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191