Theo nội dung quyết định của bản án: bà Phương Thị Tuyết phải trả cho tôi 1 tỷ đồng và lãi chậm thi hành án. Tháng 12/2014 Chi cục Thi hành án dân sự quận Tân Bình mời tôi và bà Tuyết đến cơ quan thi hành án, tại buổi làm việc bà Tuyết và tôi thoả thuận: bà Tuyết sẽ trả cho tôi số tiền 721.000.000 đồng tại cơ quan thi hành án, số tiền còn lại bao gồm: 279.000.000 đồng và 120.000.000 đồng tiền lãi, tôi không yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự tiếp tục thi hành án nữa. Việc thỏa thuận được lập thành biên bản và biên bản có nội dung Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự sẽ ra quyết định đình chỉ thi hành án theo thỏa thuận trên. Nhưng sau đó bà Tuyết không thực hiện đúng nội dung như đã thoả thuận. Vậy với trường hợp này tôi có quyền yêu cầu Thừa phát lại thi hành tiếp số tiền còn lại là 279.000.000 đồng không?
Gửi bởi: Le Van Tuan
Trả lời có tính chất tham khảo
Theo Điều 6 Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định:
“1. Đương sự có quyền thỏa thuận về việc thi hành án, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thỏa thuận được công nhận.
Theo yêu cầu của đương sự, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thỏa thuận về thi hành án.
2. Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thỏa thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, vì bà Tuyết không thực hiện đúng nội dung như đã thoả thuận nên bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định.
Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh: Cùng một nội dung yêu cầu, cùng một thời điểm người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một văn phòng Thừa phát lại hoặc Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.
Trường hợp bạn muốn Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành cho bạn thì bạn cần có văn bản yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án theo quy định tại khoản 13 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.
Các văn bản liên quan:
Nghị định 61/2009/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
Nghị quyết 26/2008/QH12 Thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường
Nghị định 135/2013/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trả lời bởi: Nguyễn Thị Thu Hằng
Tham khảo thêm:
- Kê biên tài sản đã chuyển nhượng cho người khác nhưng chưa đăng ký quyền sở hưu, sử dụng?
- Ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan THADS bán đấu giá hay không?
- Có phải điền thông tin về tài sản khi làm đơn yêu cầu thi hành án?
- Thủ tục để nhận lại tài sản thi hành án?
- Xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án
- Ra quyết định thi hành án đối với trường hợp bản án tuyên nghĩa vụ liên đới xác định rõ phần của từng người
- Trách nhiệm của Chấp hành viên trong tổ chức thi hành án
- Khi nào Chấp hành viên ra quyết định kê biên nhà ở của người phải thi hành án?
- Quy định về việc gửi kế hoạch cưỡng chế thi hành án
- Quy định về tài sản chung và phân chia tài sản chung của hộ gia đình hình thành từ hôn nhân thực tế
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.