Bàn về chống tham nhũng trong đầu tư công ở Việt Nam
Ở nước ta, đầu tư công vẫn được quan niệm một cách khá đơn giản, nó bao gồm tất cả các khoản đầu tư do Chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành. Đầu tư công được xét không phải từ góc độ mục đích mà từ góc độ tính sở hữu của nguồn vốn dùng để đầu tư. Đầu tư công là đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định hiện hành, bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư. Đây là cách hiểu tương đối phổ thông hiện nay và cũng là đối tượng của chính sách đầu tư của Nhà nước.
Tham nhũng và đầu tư công có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thực trạng báo động ở nước ta hiện nay là tệ tham nhũng ngày càng trầm trọng, đặc biệt trong đầu tư công đang nảy nở và diễn ra ngày càng phức tạp. Những vụ tiêu cực, tham nhũng, thất thoát không chỉ diễn ra ở các dự án do nhà nước đầu tư trực tiếp mà còn ở các tập đoàn kinh tế lớn. Nguyên nhân của tham nhũng nói chung và trong đầu tư công nói riêng là sự tổng hợp, hội tụ nhiều nguyên nhân, điều kiện cả chủ quan và khách quan, cả con người và cơ chế. Qua bài viết “Bàn về chống tham nhũng trong đầu tư công ở Việt Nam” đăng tải trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số định kỳ tháng 3 (276) năm 2015, tác giả Lương Thị Thùy Linh đã phân tích những nguyên nhân và đưa ra những giải pháp phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư công. Kính mời quý bạn đọc quan tâm đón đọc!
Minh Trí
Tham khảo thêm:
- Dự án Luật Ban hành quyết định hành chính – Mục tiêu và những định hướng cơ bản
- Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 đã được cụ thể hóa trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
- Về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
- Mô hình tổ chức thi hành án dân sự công ở một số nước trên thế giới
- Kinh nghiệm thừa nhận và sử dụng luật tục ở một số quốc gia trên thế giới
- Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong Bộ luật Dân sự năm 2005
- Chế định tài sản phá sản trong pháp luật một số quốc gia trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam
- Chuyển giao quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự nhìn từ thực tiễn xét xử
- Một số lưu ý khi tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất vô hiệu
- Mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh tại Pháp
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN