Pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam
Pháp luật về giáo dục đại học là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động giáo dục đại học, bao gồm các quy định về tổ chức cơ sở giáo dục đại học; nhiệm vụ, quyền hạn, vị trí của giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân; các trình độ đào tạo, loại hình đào tạo và quy mô đào tạo của giáo dục đại học; đầu tư cho giáo dục đại học, hợp tác quốc tế về giáo dục đại học…
Mặc dù đã có nhiều cố gắng đổi mới, nhưng nhìn chung, sự chuyển biến của giáo dục đại học nước ta còn chậm và vẫn đang ở trong tình trạng yếu kém, bất cập; pháp luật về giáo dục đại học của nước ta hiện nay vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn, còn thiếu tính toàn diện, đồng bộ, còn chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học cần đáp ứng các mục tiêu và có các giải pháp cụ thể.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, chúng tôi xin trân trọng kính mời quý độc giả đón đọc bài viết “Pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Hồng Vân trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật định kỳ số tháng 9 (270) năm 2014. Trong bài viết, tác giả đã phân tích những yếu kém, bất cập của giáo dục đại học và những vướng mắc của pháp luật về giáo dục đại học ở nước ta hiện nay, qua đó, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học để phù hợp với các cam kết quốc tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên, quản lý tốt hơn hoạt động hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Minh Minh
Tham khảo thêm:
- Những điểm mới của Luật Đất đai năm 2013 về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
- Những đặc trưng của nghề thừa phát lại
- Hoàn thiện chế định loại từ trách nhiệm hình sự
- Vị trí chiến lược của Biển Đông và vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông
- Từ Tuyên bố Cebu năm 2007 đến Văn kiện khung ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di trú
- Một số vấn đề pháp lý khi xem xét gia nhập Công ước về quy chế người không quốc tịch năm 1954
- Vấn đề xác định cha, mẹ, con và mang thai hộ theo Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi
- Đặc trưng của các biện pháp cưỡng chế hành chính theo pháp luật Việt Nam
- Hợp đồng dịch vụ vì lợi ích của người thứ ba theo pháp luật dân sự hiện hành
- Vấn đề bảo đảm quyền con người trong Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.