Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng rât đa dạng và phong phú. Tính đa dạng này được được thể hiện trong rất nhiều mặt như: chủ thể gây thiệt hại, đối tượng bị thiệt hại, hoàn cảnh gây thiệt hại… Trong cách phân chia dựa trên chủ thể gây thiệt hại thì gồm có 2 loại: thiệt hại do hành vi của con người gây ra và thiệt hại do tài sản.

Trên thực tế, những trường hợp cụ thể phải bồi thường thiệt hại do tài sản là rất nhiều, và bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là 1 trong số đó. Trường hợp này được BLDS quy định rõ tại Điều 623 BLDS như sau:

Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1.Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2.Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3.Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4.Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

1.Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ

Theo như quy định trên, BLDS không đưa ra khái niệm chung về nguồn nguy hiểm cao độ mà chỉ liệt kê ra những đối tượng nào được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. Sau khi tổng hợp lại ta thấy, nguồn nguy hiểm cao độ là những vật, thú dữ…có tiềm ẩn những nguy cơ gây ra thiệt hại bất ngờ cho con người hoặc gây thiệt hại về tài sản mà không phải bao giờ con người cũng có thể lường trước được và có thể ngăn chặn. Theo khoản 1, Điều 623 BLDS đã liệt kê nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm:

  • Phương tiện giao thông vận tải cơ giới
  • Hệ thống tải điện được hiểu là dây truyền dẫn điện, mô tơ, máy phát điện, cầu dao.., nhà máy công nghiệp (nhà máy công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ).
  • Vũ khí bao gồm: vũ khi quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn, công cụ hỗ trợ…
  • Chất cháy, chất nổ là chất lòng, chất rắn, ..dễ gây ra cháy nổ. Chất cháy có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với oxi trong không khí, nước hoặc dưới tác động khác trong điều kiện thích hợp. Chất nổ với khả năng gây nổ mạnh, nhanh tỏa nhiệt và ánh sáng (thuốc nổ, thuốc pháo, thuốc súng).
  • Chất độc là những chất có độc tính cao, rất nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của con người, động vật cũng như với môi trường xung quanh.
  • Chất phóng xạ là “chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí có hoạt động phóng xạ riêng lớn hơn 70 Kilo becoren trên kilogram, là nhân tố sát thương của vụ khí hạt nhân có khả năng gây bệnh hoặc gây nhiễm xạ đối với người và môi trường xung quanh có có các tia phóng xạ.
  • Thú dữ là động vật bậc cao, có long mao, có tuyên vụ, nuôi con bằng sữa, lớn, rất dự và có thể làm hại người.

Nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt phải phải được hiểu là chính sự hoạt động tự thân của nó gây ra, mà không có sự tác động bởi hành vi có lỗi của người. Ví dụ như: chiếc xe tải đang vận hành thì bị chết máy, chập đường dây tải điện, tàu đang đi thì bị mất lái do hỏng bánh lái,.. gây thiệt hại cho người khác về tài sản, sức khỏe,…

Nguồn nguy hiểm cao độ chỉ được quy định đối với những người xung quanh, người không có quan hệ lao động liên quan đến việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Việc xác định người xung quanh và người không được coi là người xung quanh của nguồn nguy hiểm cao độ có một ý nghĩa rất lớn về mặt pháp lý trong viêc xác định người bị nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại do sự hoạt động được hưởng bồi thường theo trách nhiệm dân sự hay theo chế độ bảo hiểm xã hội với công chức, viên chức. Người xung quanh bị nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại được hưởng bồi thường theo nguôn tắc bị gây thiệt hại bao nhiêu thì được bồi thường bấy nhiêu và được hưởng toàn bộ khoản tiền bồi thường thiệt hại một lần và kịp thời. Còn trong trường hợp không phải là người xung quanh, nhưng lại bị nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại thì hưởng theo chế độ đối với công chức, viên chức bị gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ liên quan đến việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, trong trường hợp này thì có thêm 1 vài chế độ ưu đãi hơn (xét về hưu sớm, trợ cấp thương tật suốt đời,..).

2.Khái niệm và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Việc phân biêt trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và trách nhiệm bồi thường do hành vi trái pháo luật gây ra có ý nghĩa quan trọng trong viêc xác định ai là người phải bồi thường. Về nguyên tắc, chủ sở hữu của nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, kể cả trong trường hợp mà chủ sở hữu không có lỗi. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 623 BLDS 2005 có nêu: trong trường hợp chủ sở hữu của nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu thông qua hợp đồng cho thuê hoặc cho mượn thì trong thời gian người thuê hay người mượn sử dụng mà nguồn nguy hiểm gây thiệt hại cho người khác thì người đang chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người thuê mượn có thỏa thuận khác. Và cũng như chủ sở hữu, thì người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ran gay cả khi không có lỗi.

Tuy nhiên cũng có trường hợp mà chủ sở hữu hay người đang chiếm hữu, sử dụng không phải bồi thường được quy định tại khoản 3 Điều 623, đó là:

  • Thiệt hại hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.
  • Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả khắng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Ở đây ta nhận thấy, nếu chủ sở hữu hoặc người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ mà không có lỗi khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao đọ gây ra theo trách nhiệm dân sự. Nhưng nếu họ có lỗi vô ý hoặc cố ý để nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại thì ngoài phải bồi thường theo trách nhiệm dân sự, họ còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tại khoản 4, Điều 623 BLDS quy định về trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sủ dụng trái phép thì người đang chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường thiệt hại. Theo quy định này, trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ không phát sinh khi nguồn nguy hiểm cao đọ của chủ sở hữu đang bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại cho người thứ ba (trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị trộm, cắp..)

Việc xác định trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao đô gây ra hay do hành vi trái pháo luật gây ra làm căn cứ áp dụng các quy phạm pháp luật trong việc xác định chủ thể bồi thường thiệt hại. Việc xác định bồi thường thiệt hại còn được quy định rõ trong Mục III trong Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP như sau:

2. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

a) Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ.

b) Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.

c) Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

– Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

– Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

d) Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật).

Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

đ) Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Như vậy, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là trách nhiệm của chủ sở hữu hay người đang chiếm hữu, sủ dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ và do sự hoạt động tự thân của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác, phải bồi thường thiệt hại kể cả trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ không có lỗi.

3.Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sư do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cũng giống như các trường hợp khác vê bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, muốn phát sinh trách nhiệm bồi thường phải gồm có 4 điều kiện: có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có lỗi và có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, như đã nói ở trên các chủ sở hữu hay người đang chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ vẫn phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm gây ra ngay cả khi họ không có lỗi. Chính vì vậy, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng trách nhiệm dân sự này trong một số trường hợp không cần có điều kiện lỗi.

a.Có thiệt hại xảy ra

Thiệt hại được hiểu là sự giảm bớt những lợi ích vật chất của một người được xác định trên thực tế và những thiệt hại gián tiếp chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có những yếu tố không giống như thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra. Nguồn nguy hiểm cao độ do tính nguy hiểm của nó có thể gây thiệt hại cho bất kì ai: chủ sở hữu, người đang chiếm hữu, vận hành hay những người không có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ.. Nhưng trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ chỉ đặt ra với trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với những người xung quanh. Ở đây, thiệt hại do nguồn cao đô gây ra chỉ có thể gây thiệt hại tới tính mạng, thân thể hay tài sản… chứ không gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm.

b.Có việc gây thiệt hại trái pháp luật

Pháp luật bảo vệ những quyền, lợi ích chính đáng của mọi chủ thể trong xã hội và trong các quan hệ pháp luật. Những quyền và lowicj ích chính đáng của mọi cá nhân, tổ chức, của nhà nước đều được bảo vệ bằng pháp luật. Việc gây thiệt hại trái pháp luật là những thiệt hại do sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao đọ gây ra, pháp luật không cho phép. Những thiệt hại về tài sản của các tổ chức, nhà nước hay những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của cá nhân là những nhóm khách thể mà luôn luôn đươc pháp luật bảo vệ, bất khả xâm phạm. Những thiệt hại về những quyền, lợi ích chính đáng của chủ thể trong xã hội do chính sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây ra làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trách nhiệm pháp lý đặc biệt mà không cần có điều kiện lỗi. Bời vì, những phương tiện cơ giới và sự hoạt động của các phương tiện đó theo tính chất đã luôn luôn chứa đựng những yếu tố là nguy cơ gây thiệt hại bất ngờ và đột ngột cho con người, do vậy pháp luật đã quy định cho những sự bất ngờ đó những hậu quả pháp lý và biện pháp giải quyết những hậu quả đó, nhằm đảm bảo cho quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ thể và nâng cao trách nhiệm của chủ sở hữu cũng như người đang chiếm hữu, sử dụng.

Thiệt hại liên quan đến các loại nguồn nguy hiểm rất đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại cao độ gây ra khi thỏa mãn 2 dấu hiệu sau:

  • Những sự vật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ phải đang trong tình trạng vận hành. Trường hợp thiệt hại xảy ra khi nguồn nguy hiểm cao độ dang trong trạng thái “tĩnh” – không hoạt động thì không thể coi là thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ xảy ra.
  • Thiệt hại do chính sự tác động của bản thân nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây ra.

Nói tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự kiện gây ra thiệt hái trái pháp luật của nguồn nguy hiểm cao độ chứ không phải là do hành vi của con người.

c.Có mối quan hệ nhân quả giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra

Điều kiện này đòi hỏi hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ là nguyên nhân tất yếu, nguyên nhân có ý nghĩa quyết định dẫn đến thiệt hại và thiệt hại xảy ra là kết quả của hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ. Quan hệ giữa sự hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại xảy ra có mối quan hệ phổ biến, biện chứng. Do hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ  là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại, không có yếu tố lỗi của con người. Khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, điểm mấu chốt quan trọng là xác định thiệt hại đó do nguyên nhân nào gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chỉ được áp dụng khi thật sự có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại đã xảy ra.

d.Vấn đề lỗi trong bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Về trường hợp bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra không cần đến điều kiện lỗi. Cụ thể hơn, theo quan điểm cổ điển, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ đặt ra khi có điều kiện lỗi. Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường. Chỉ khi nào một người do lỗi của mình mà gây thiệt hại, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của người khác thì mới phải bồi thường. Cơ sở để người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường là họ phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại. Điều kiện này trong nhiều trường hợp thực tế là không thể thực hiện được khi thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của ai cả. Khuynh hướng xác định trách nhiệm bồi thường dựa trên ý niệm lỗi nhiều khi không bảo đảm được một cách hiệu quả quyền lợi cho nạn nhân trong khi việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại là một đòi hỏi cấp thiết và chính đáng. Để bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ nạn nhân chống lại việc gây ra tai nạn, có quan điểm cho rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp có thể phát sinh mà không cần điều kiện lỗi. Thực tế cho thấy các tai nạn mang tính khách quan nhiều khi nằm ngoài sự chi phối, điều khiển của con người ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, cơ giới hóa, đe dọa tới sự an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Nếu trong mọi trường hợp xảy ra thiệt hại đều buộc người bị hại dẫn chứng lỗi thì không khác gì gián tiếp bác bỏ quyền đòi bồi thường thiệt hại của nạn nhân. Vì vậy, khi có việc gây thiệt hại, người bị thiệt hại được bảo đảm bồi thường ngay cả trong trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một trong những trường hợp đặc biệt, theo đó, trách nhiệm bồi thường phát sinh khi không cần xem xét đến điều kiện lỗi.

Tóm lại, cần có 3 điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Việc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ đã được nêu ra rất rõ trong BLDS 2005 cũng nhưng trong Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nhưng trên thực tế, việc áp dụng trong trường hợp bồi thường này như thế nào.


 


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191