Có thể bảo lãnh vợ kém hơn 30 tuổi sang Đức không?

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Có thể bảo lãnh vợ kém hơn 30 tuổi sang Đức không?

Tôi là người gốc việt, đã sang Đức làm việc được 1 thời gian rồi, hiện tại tôi đã có sổ định cư bên đó, đã có nhà và một công việc ổn định, tôi muốn đưa người vợ mới của mình sang Đức cùng, để có điều kiện định cư bên đó luôn, nhưng cô ấy kém tôi hơn 30 tuổi thì liệu có vấn đề gì không, có khó khăn nào phát sinh thêm không, mong được tư vấn sớm từ luật sư để chúng tôi nhanh chóng hoàn thành thủ tục.


Có thể bảo lãnh vợ kém hơn 30 tuổi sang Đức không?
Có thể bảo lãnh vợ kém hơn 30 tuổi sang Đức không?

Luật sư Tư vấn Có thể bảo lãnh vợ kém hơn 30 tuổi sang Đức không? – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 30 tháng 11 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Hướng dẫn của Cơ quan Lãnh sự Đức tại Việt Nam

3./ Luật sư trả lời

Trường hợp này bạn có thể nộp hồ sơ xin cấp thị thực (visa) sang Đức tại Nơi nhận hồ sơ, giải quyết là Đại sứ quán Đức tại Hà Nội. Theo Hướng dẫn của cơ quan lãnh sự Đức có nội dung như sau:

1. Các trường hợp xin thị thực dài hạn hoặc định cư tại Đức:

Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức qui định những trường hợp sau đây cần xin cấp thị thực dài hạn:

– Đoàn tụ gia đình.

– Đi du học.

– Đi trông trẻ tại Đức.

– Đi làm việc.

– Kết hôn/ đoàn tụ với vợ hoặc chồng tương lai (tức là chưa kết hôn).

2. Hồ sơ xin cấp thị thực dài hạn đi kết hôn/ đoàn tụ với vợ hoặc chồng tương lai

A. Về phía người xin cấp thị thực:

1. Tờ khai xin cấp thị thực dài hạn (2 bản, lấy từ trang chủ của Đại sứ quán: www.hanoi.diplo.de), khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh.

2. 02 ảnh mới chụp, phông nền trắng, chụp chính diện

3. Hộ chiếu của người xin cấp thị thực. Hộ chiếu phải còn giá trị và có chữ ký của người mang hộ chiếu.

4. Chứng minh kiến thức tiếng Đức cơ bản trình độ A1 theo “Danh mục tham khảo chung châu Âu về ngôn ngữ” do Hội đồng châu Âu biên tập

5. Các giấy tờ phải nộp kèm:

a) Giấy chứng nhận độc thân do UBND có thẩm quyền cấp (cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 3 tháng),

b) Nếu đã từng ly hôn thì phải nộp quyết định ly hôn,

c) Bằng chứng về việc dự định kết hôn bên Đức (Giấy xác nhận của Phòng Hộ tịch Đức)

Nếu việc thẩm tra giấy tờ trong khuôn khổ thủ tục xin miễn giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn đang được tiến hành thì phải nêu rõ sự việc này trong hồ sơ. Trong trường hợp này không phải nộp giấy chứng nhận độc thân.

B. Về phía người vợ hoặc chồng tương lai tại Đức:

1. Giấy mời không cần theo mẫu (Ví dụ: mục đích “Kết hôn”).

2. Bản sao công chứng hộ chiếu (sao tất cả các trang có thông tin, thị thực, dấu xuất nhập cảnh…).

3. Bản sao quyết định ly hôn liên quan tới các lần kết hôn trước (nếu có).

4. Giấy chứng nhận đăng ký thường trú do Phòng Đăng ký nhân khẩu tại Đức cấp.

5. Chứng nhận về tài chính (Giấy cam kết bảo lãnh có xác minh khả năng tài chính hoặc hợp đồng thuê nhà/ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà kèm theo chứng nhận thu nhập của 3 tháng gần nhất).

Trong từng trường hợp cụ thể có thể phải nộp thêm các giấy tờ khác, việc này sẽ được nhân viên nhận hồ sơ của sứ quán thông báo cho người xin cấp thị thực biết bằng văn bản.

* Thủ tục:

– Đăng ký lịch hẹn với Đại sứ quán Đức trên hệ thống website. Sau khi đã điền thông tin vào hệ thống đặt hẹn, bạn sẽ nhận được e-mail xác nhận lịch hẹn. Khi đến sứ quán theo lịch hẹn bạn mang theo bản in của e-mail xác nhận hẹn này và tất cả các giấy tờ cần thiết khác.

* Thời gian giải quyết hồ sơ: Khoảng 15 ngày.

Đại sứ quán sẽ chuyển hồ sơ đến Sở Ngoại kiều nơi cư trú của vị hôn phu/hôn thê tại Đức.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191