Đánh giá các quy định pháp luật về chế độ thai sản

Đánh giá các quy định pháp luật về chế độ thai sản.

Hiện nay tại một số doanh nghiệp trong và ngoài nước với đặc thù công việc thì đa phần sẽ là lao động nữ số lao động nữ, điều này có tác động sâu sắc tới vấn đề bảo hiểm thai sản.

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN 

1. Lý luận chung về chế độ bảo hiểm thai sản:

1.1. Khái niệm bảo hiểm thai sản: 

Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội,bao gồm các quy định của Nhà nước nhằm bảo đảmthu nhập bị giảm và chi phí tăng lên. Điều này không chỉ đảm bảo sức khỏe cho người lao động nữ nói riêng trong quá trình mang thai, sinh con mà còn cho người lao động nói chung khi nuôi con sơ sinh và thực hiện các biện pháp tránh thai.

1.2. Ý nghĩa của bảo hiểm thai sản: 

Theo “Báo cáo Tổng kết chính sách bảo hiểm xã hội” của Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội, từ năm 2000 đến nay, bình quân cứ 30 người tham gia bảo hiểm xã hội có 1 người được hưởng trợ cấp thai sản, với độ dài hưởng trợ cấp bình quân là 90 ngày. Từ năm 1995 đến nay, đã giải quyết cho gần 1,31 triệu lượt người hưởng chế độ thai sản. Như vậy, chế độ bảo hiểm có ý nghĩa rất quan trọng đối với người lao động (cả nam và nữ), cụ thể là:

– Tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ và thực hiện công tác xã hội. 

– Tạo điều kiện cho lao động nam thực hiện nghĩa vụ khi có vợ sinhcon.

– Đảm bảo thu nhập cho người lao động trong thời gian hưởng thai sản.

– Đảm bảo sức khỏe cho người lao động và quyền được chăm sóc của trẻ sơ sinh. 

2. Quy định của pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản:

2.1. Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thai sản:

Căn cứ theo Điều 30,31 Luật BHXH 2014 Nghị định115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 

a) Lao động nữ mang thai; 

b) Lao động nữ sinh con; 

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; 

d) Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản. 

đ) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

e) Người lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH2014, người lao động thuộc các trường hợp trên phải tham gia BHXH như sau: 

“2.Người lao động quy định tại các điểm b, c và d phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 

3.Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”

2.2. Chế độ và quyền lợi bảo hiểm thai sản:

2.2.1. Đối với thời gian hưởng chế độ bảo hiểm thai sản:

Căn cứ theo Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 Luật BHXH quy định chi tiết thời gian hưởng chế độ Bảo hiểm thai sản như sau:

2.2.1.1. Thời gian nghỉ khám thai:(Điều 32)

Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.Thời gian nghỉ này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,ngày nghỉ hằng tuần. 

2.2.1.2. Thời gian nghỉ khi bị sẩy thai, nạo, hút thai: (Điều 33)

Để giúp người lao động nữ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, sớmổnđịnhnhịp sinh học của cơ thể, tại Khoản 1, Điều 33 của Luật Bảo hiểm xã hội năm2014 quy định, khi sảy thai, lao động nữ được nghỉ việc, hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của bệnh viện có thẩm quyền. Trong thời gian nghỉ việc (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần), việc hưởng trợ cấp sẽ là :

– 10 ngày đối với trường hợp thai dưới 05 tuần tuổi. – 20 ngày đối với trường hợp thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. 

– 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, với nhịp độ cuộc sống cũngnhư yêu cầu của công việc, nhu cầu cần đảm bảo về sức khỏe sinh sản thì mức nghỉ trên là còn thấp.

2.2.1.3. Thời gian nghỉ sinh con: ( Điều 34)

– Đối với lao động nữ: 

∙Thời gian nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con tối đa là 6 tháng, trong đó nghỉ trước sinh không quá 02 tháng. 

∙Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên, cứ thêm mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. 

– Đối với lao động nam: 

∙Trường hợp thông thường, lao động nam đóng BHXH được nghỉ 05 ngày khi có vợ sinh con. 

∙Trường hợp vợ sinh con phẫu thuật, thời gian nghỉ là 07 ngày.

∙Trường hợp sinh đôi: Nghỉ 10 ngày. 

∙Trường hợp sinh ba trở lên, cứ thêm mỗi con thì lao động nam được nghỉ thêm 03 ngày. 

∙Nếu vợ sinh đôi và phải phẫu thuật, lao động namđược nghỉ 14 ngày làm việc. 

2.2.1.4. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ: (Điều 35) 

– Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai,nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. 

– Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. 

– Thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ được quy định 

2.2.1.5. Thời gian nghỉ khi nuôi con nuôi: (Điều 36)

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. 

Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 2, Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ. 

Để bảo vệ quyền lợi cho những người nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, Điều 36, Luật Bảo hiểm xã hội (2014) quy định đây cũng là một trongnhững đối tượng được hưởng chế độ thai sản cụ thể là sẽ được nhận trợ cấp một lần cho mỗi con. Căn cứ Điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội (2014), ngoài khoản tiền trợ cấp một lần nêu trên, người nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi còn được hưởng một khoản tiền bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. 

2.2.1.6. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:(Điều 37) 

Khi thực hiện biện pháp tránh thai, hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: 

– 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai; – 15 ngày đối với NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản. 

Thời gian hưởng chế độ thai sản nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,ngày nghỉ hằng tuần.

Trước đây, khi thực hiện các biện pháp tránh thai, người lao động chỉ được hưởng mức trợ cấp theo chế độ ốm đau (thấp hơn chế độ thai sản). Trong khi, các biện pháp tránh thai này đều gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tâm lý của người lao động. Vì thế, thay đổi về quan điểm của nhà làm luật đã thể hiện sự thấu hiểu và đảm bảo tính công bằng, cũng như có sự hỗ trợ, động viên đối với người lao động khi thực hiện các biện pháp tránh thai

2.2.2. Các loại trợ cấp và mức hưởng chế độ bảo hiểmthai sản:

* Đối với lao động nữ: 

– Trợ cấp 1 lần: 

Theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được hưởng tiền thai sản, bao gồm: Trợ cấp một lần = Mức lương cơ sở x 2 

Năm 2021, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp một lần khi sinh còn là: 1,49 triệu đồng x 2 = 2,96 triệu đồng.

– Mức hưởng: 

– NLĐ hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau: 

+ Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, Trường hợp NLĐ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH; 

+ Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày; 

+ Mức hưởng chế độ khi sinh con; nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định; trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, NLĐ và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. 

Như vậy có thể hiểu ngắn gọn: 

Mức hưởng hàng tháng = 100% x Mức bình quân tiền lươngthángđóngBHXH 06 tháng trước khi nghỉ việc 

Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng. 

* Đối với lao động nam: 

Trợ cấp: 

Trợ cấp một lần = Mức lương cơ sở x 2 (tức 2,96 triệu đồng) – Tiền chế độ: 

Theo Điểm b khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểmxã hội 2014: Mức hưởng = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXHcủa06thángtrước khi nghỉ việc : 24 x Số ngày nghỉ 

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂMTHAI SẢN

3. Thực trạng áp dụng các quy định về chế độ bảo hiểm thai sản:

3.1. Về đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản: – Về đối tượng: 

So với Luật Bảo hiểm xã hội 2006 trước đây, Luật Bảo hiểm xã hội 2014- Điều 30 đã mở rộng thêm phạm vi áp dụng chế độ bảo hiểm thai sản cho trường hợp người lao động là người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng và người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương. Tuy nhiên, trong các đối tượng hưởng trợ cấp thai sản đã quy định chưa tính đến một số trường hợp,như: người lao động phải nghỉ việc vì mang thai bệnh lí, người nuôi dưỡng trẻ sơ sinh khi người mẹ tham gia bảo hiểm bị chết sau khi sinh con, lao động nam có tham gia bảo hiểm xã hội nhưng vợ không thamgia bảo hiểm. Như thế, chưa thể hiện sự bình đẳng giữa các đối tượng thuộc diện tham gia và hưởng bảo hiểm thai sản, đồng thời chưa đảm bảo đầy đủ quyền cho người lao động, đặc biệt cho lao động nữ và trẻ sơ sinh.

– Về điều kiện: 

Việc quy định điều kiện để hưởng trợ cấp thai sản – người lao động phải có thời gian đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con–dẫn đến những trường hợp đã có thời gian tham gia BHXH nhiều năm, nhưngvì lý do nào đó không đủ điều kiện nêu trên thì sẽ không được hưởng chế độ thai sản và không được tính thời gian nghỉ thai sản theo quy định. Quy định này không đảm bảo quyền lợi cho người lao động và còn dẫn đến tình trạng“lách” luật (lao động nữ nghỉ việc nhưng vẫn đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản) 

3.2. Về Các loại trợ cấp và mức hưởng bảo hiểmchế độ thai sản:

Đây là khoản tiền nhằm bù đắp thêm những chi phí tăng lênđột ngột do người mẹ cần phải sắm sửa những vật dụng cần thiết cho việc nuôi con nhỏ. Vì vậy, để đảm bảo sự công bằng, pháp luật cần ấn định bằng một khoản tiền cụ thể giống như các nước, cụ thể bằng 3 đến 5 tháng tiền lương tối thiểu chung. Và khoản trợ cấp này được áp dụng cho cả người lao động nuôi con nuôi sơ sinh. Mức trợ cấp 1 lần được áp dụng cho mỗi trẻ sơ sinh kèm theo trợ cấp mất sữa, trợ cấp thêm sữa cho trường hợp sinh đôi trở lên hoặc trường hợp khi sinh con bị thiếu cân, thiếu tháng. 

4. Một số kiến nghị, đề xuất: 

Đầu tiên, theo em cần mở rộng phạm vi các đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm thai sản nhằm hướng tới việc bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của người lao động trong xã hội. Mặc dù hiện tại Luật bảo hiểmxã hội 2014 đã hướng đến 2 đối tượng cụ thể cho chế độ thai sản là lao động nữ và lao động nam,tuy nhiên vẫn chưa đi sâu và đặc thù từng ngành nghề của mỗi lao động. Ví dụ như trong môi trường làm việc nặng nhọc thì đối với lao động nữ có thể được phép chuyển sang công việc nhẹ nhàng hơn từ thời điểm có thai vì thời điểm đấy là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kì. Như vậy sẽ đảm bảo được sức khỏe của thai phụ. 

Cuối cùng, trong suốt 9 tháng thai kì lao động nữ cần thiết đượcnghỉkhám thai 7-9 lần thay vì nghỉ 5 lần như hiện tại. Tức là trung bình1-2 tháng mang thai, lao động nữ được nghỉ đi khám thai 1 lần, như vậy sẽ đảm bảo tốt cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Ngày nghỉ khám thai sẽ vẫn được tính lương như bình thường. 

Thực hiện tốt chế độ bảo hiểm thai sản tronng thời gian qua đã nâng cao chất lượng sống của rất nhiều gia đình có cả lao động namvà nữ, đặc biệt là lao động nữ khi họ có thời gian nhiều hơn để chăm sóc con cũng như chăms óc cho bản thân mình. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng không tránhkhỏi những hạn chế, bất cập. Vì vậy cần tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để chế độ thai sản được thực hiện một cách hiệu quả hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAMKHẢO

  1. Luật bảo hiểm xã hội 2014 
  2. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội (2005), Báo cáo tổng kết chính sách bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, ngày 10/8/2005
  3. Đỗ Thị Dung (2006), Chế độ bảo hiểm thai sản và hướng hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền lợi của lao động nữ. Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 3/2006 
  4. Hoàng Thúy Hà (2017), “Pháp luật về bảo hiểm thai sản và thực tiễn thực hiện tại quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ Luật học-Trường Đại học Luật Hà Nội. 

Các bài luận liên quan:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191