Việc kinh doanh thực phẩm, đồ uống hẳn là điều đầu tiên bạn nghĩ đến?! Và tất nhiên cả những người khác cũng vậy, trong một thị trường cạnh tranh vô cùng khó khăn, chắc chắn bạn không hề muốn mình còn vướng phải những quy định ngặt nghèo của pháp luật đối với lĩnh vực này. Với tầm quan trọng của thực phẩm đối với con người nên các quy định kiểm soát là vô cùng nhiều và liên tục được cập nhật cho phù hợp với thị trường cũng như tình hình thực tế. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn có được một góc nhìn tổng quát nhất về lĩnh vực này.
Luật sư Tư vấn kinh doanh thực phẩm: Đơn xin đào giếng – Gọi ngay 1900.0191
1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh:
– Luật đầu tư 2014;
– Luật an toàn thực phẩm 2010 ;
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
– Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BCT 2018 điều kiện đầu tư kinh doanh trong kinh doanh thực phẩm.
– Nghị định 67/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ y tế.
– Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương
– Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liểu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.
2. Các Giấy phép con cần phải có
Căn cứ theo quy định của Luật đầu tư 2014 thì kinh doanh thực phẩm danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như công ty kinh doanh đồ ăn thức uống đóng sẵn, nhà phân phối thực phẩm tiêu dùng hằng ngày, đại lý,…
Do vậy, cần có giấy phép con khi thực hiện việc kinh doanh. Các giấy phép con cần có:
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
– Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010.
B1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
B2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ là :Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp tùy thuộc vào lĩnh vực quản lý.
Trường hợp ngoại lệ:
Có một số trường hợp không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
3. Các điều kiện cần phải đáp ứng
a. Cơ sở sản xuất kinh doanh:
Quy định tại Điều19 Luật an toàn thực phẩm 2014
Cơ sở sản xuất kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm………….;
Ngoài ra, Tại Điều 6 Nghị định 67/2016/NĐ-CP còn có quy định chung về điều kiện với cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý của Bộ y tế như:
– Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.
– Không bị ngập nước, đọng nước.
– Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng và các nguồn ô nhiễm khác.
– Kết cấu cơ sở kinh doanh phù hợp với tính chất, quy mô; xây dựng bằng vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn.
– Tường, trần nhà nhẵn, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn.
– Khu vực vệ sinh phải được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm.
– Có hệ thống sổ sách hoặc phần mềm quản lý thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh.
Bên cạnh đó, tùy từng loại thực phẩm kinh doanh khác nhau sẽ phải đáp ứng các điều kiện riêng biệt của thực phẩm đó.
b. Chủ thể kinh doanh:
Điểm e Khoản 1 Điều 19 Luật an toàn thực phẩm 2014: “ Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm”
- Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và cấp xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.
- Giấy chứng nhận sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên xác nhận.
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Ngoài ra tại Khoản 2 Điều 8 Luật An toàn thực phẩm 2014 quy định về nghĩa vụ chủ thể kinh doanh thực phẩm như:
– Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;
– Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
– Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;
– Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
– Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn;
– Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra;
– Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
– Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định;
– Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra.
c. Vốn
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì kinh doanh thực phẩm không nằm trong danh sách các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.
4. Các quy định khác
Pháp luật quy định khá cụ thể về điều kiện kinh doanh thực phẩm vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tùy thuộc loại thực phẩm sẽ có những quy định về điều kiện kinh doanh riêng quy định trong Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BCT 2018 hoặc một số văn bản điều chỉnh khác.
Các chủ thể khi kinh doanh thực phẩm cần tìm hiểu kỹ về các quy định về điều và các giấy tờ cần thiết để tránh thực hiện trái với quy định của pháp luật hoặc chưa đủ điều kiện theo quy định.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN