Câu hỏi của khách hàng: Ký bảo lãnh cho người khác đi nước ngoài có những trách nhiệm gì
Chào luật sư tôi có được người quen nhờ ký đơn bảo lãnh cho bạn tôi đi thực tập sinh tại nhật bản. Xin hỏi nếu ký đơn này tôi có thể gặp rắc rối gì về sau này về vấn đề pháp lý hay ko ạ. Trân trọng cảm ơn
Luật sư Luật Hình sự – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 07/08/2019
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006
3./ Luật sư trả lời
Căn cứ theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006
Theo khoản 6 điều 3, người bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
“6. Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài là việc người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.”
Trách nhiệm pháp lý phải chịu khi kí Hợp đồng bảo lãnh bao gồm các trường hợp quy định tại điều 55 luật này
“Điều 55. Phạm vi bảo lãnh
- Việc bảo lãnh được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp khi tổ chức này yêu cầu thực hiện việc bảo lãnh.
2. Người bảo lãnh thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp về trách nhiệm bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của người lao động đối với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp.
3. Trường hợp người lao động vi phạm Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và gây thiệt hại cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp mà người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thì người bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để bù đắp thiệt hại phát sinh do người lao động gây ra cho doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp. Sau khi bù đắp thiệt hại, nếu tài sản của người bảo lãnh còn thừa thì phải trả lại cho người bảo lãnh.”
Như vậy, người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh sau khi kí Hợp đồng bảo lãnh và được bảo đảm bằng các biện pháp như cầm cố, thế chấp, ký quỹ
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm:
- Vỡ hụi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không
- Tai nạn trong hẻm do có rượu bia phân định thế nào?
- Bị mượn bằng để làm giấy phép, nghỉ việc có hủy giấy phép được không
- Quán café diện tích khoảng 300 m2 có cần phòng cháy chữa cháy
- Quan hệ với bạn gái trên 16 tuổi thuận tình liệu có phạm tội không?
- Đăng ký tạm trú cho người nước ngoài
- Người nước ngoài ở Việt Nam có cần đăng ký tạm trú không?
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về Việt Nam có phải trình báo không?
- Không có KT3 vẫn được nhập hộ khẩu thành phố Hồ Chí Minh?
- Thủ tục đăng ký kết hôn giữa 2 người Việt Nam đang tạm trú ở nước ngoài?
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN