Làm quán cơm bình dân thì có cần giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Làm quán cơm bình dân thì có cần giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?

Tôi muốn kinh doanh quán cơm bình dân tại nhà, diện tích quán không quá 20m2 thì giờ tôi có cần phải làm thủ tục xin phép cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm không, quán bé nên thu nhập thấp, làm giấy phép lại mất thêm mấy triệu nên tôi muốn hỏi cho chắc trước khi làm thủ tục này, ngoài ra có thể hướng dẫn cho tôi phương pháp nào làm nhanh nhất mà tôi có thể tự làm được không? Chúc luật sư ngày làm việc tốt, xin kính chào.


Làm quán cơm bình dân thì có cần giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?
Làm quán cơm bình dân thì có cần giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?

Luật sư Tư vấn Làm quán cơm bình dân thì có cần giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.– Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 28 tháng 11 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Luật An toàn thực phẩm 2010

3./Luật sư trả lời

      Căn cứ Khoản 10 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010, Pháp luật về an toàn thực phẩm nghiêm cấm hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhân cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Theo đó, theo quy định của pháp luật Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể. Như vậy, việc kinh doanh quán cơm là kinh doanh dịch vụ ăn uống và phải thực hiện quy định về xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục xin giấy phép như sau:

  • Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

  • Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:

– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191