Trong hoạt động kinh doanh, thương nhân sử dụng nhiều công cụ khác nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường.
Quảng cáo cũng là một trong số đó. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động quảng cáo, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh và Nhà nước, doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật và nâng cao ý thức về đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh trong hoạt động quảng cáo
Việc thực hiện các quy tắc về đạo đức kinh doanh trong hoạt động quảng cáo được thể hiện cụ thể như: Quảng cáo phải đảm bảo tính trung thực, phải tôn trọng đối thủ cạnh tranh, phải đảm bảo sự tôn trọng con người; doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội cả trong hoạt động quảng cáo; sản phẩm quảng cáo không chứa đựng các thông tin nhằm dụ dỗ, lôi kéo khách hàng; sản phẩm quảng cáo không chứa đựng nội dung, hình ảnh gây phản cảm.
Để phát huy được vai trò, chức năng của quảng cáo, doanh nghiệp và những người liên quan có trách nhiệm chấp hành quy định của pháp luật về quảng cáo, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh nói chung và trong quảng cáo nói riêng.
Trong điều kiện hiện nay, quảng cáo là một trong những hoạt động tiềm ẩn nguy cơ vi phạm đạo đức cao, nên việc xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức kinh doanh nói chung và đạo đức trong hoạt động quảng cáo nói riêng là cần thiết. Một mặt, tuân thủ đạo đức kinh doanh góp phần hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp khác và lợi ích của Nhà nước.
Mặt khác, đạo đức kinh doanh giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững và ổn định, tạo được lòng tin và thuyết phục đối với khách hàng.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề đạo đức kinh doanh trong quảng cáo, kính mời độc giả đón đọc bài viết của tác giả Hồ Thị Duyên trên Số định kỳ 64 trang tháng 5/2015 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
Huyền Trang
Bài liên quan:
- Phân biệt quảng cáo thông thường và quảng cáo thương mại, nhìn từ góc độ pháp lý
- Thực trạng bán hàng đa cấp ở TP. Hồ Chí Minh
- ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
- Một số giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 – 2030
- Thực thi Luật Cạnh tranh trong doanh nghiệp, thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh của doanh nghiệp Việt Nam
- Trọn bộ thủ tục kinh doanh, các bước giấy phép để mở nhà nghỉ 2019
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN