Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Thủ tục để nhập khẩu thịt đã sơ chế, chế biến từ Hàn Quốc vào Việt Nam
Công ty tôi đang có nhu cầu nhập khẩu thịt tẩm bột từ Hàn Quốc về Việt Nam để kinh doanh, thì thủ tục như thế nào, cần xin những giấy phép gì hay tiến hành những hoạt động kiểm định y tế nào với sản phẩm trước khi qua cơ quan hải quan để nhập khẩu vào thị trường việt nam.
Luật sư Tư vấn Luật Hành chính – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 15 tháng 05 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề thủ tục cần thiết để nhập khẩu thịt đã sơ chế, chế biến từ Hàn Quốc vào Việt Nam
- Luật Thú y 2015;
- Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn;
- Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
- Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
3./ Luật sư tư vấn
Để nhập khẩu thịt đã sơ chế, chế biến từ Hàn Quốc vào Việt Nam, công ty cần thực hiện các thủ tục và xin giấy phép như sau:
* Về thủ tục kiểm dịch:
Trước tiên, Công ty cần xác định thịt đã qua sơ chế, chế biến này thuộc loại sản phẩm động vật trên cạn hay sản phẩm động vật thủy sản.
– Đối với sản phẩm động vật trên cạn:
+ Bước 1: Đăng ký kiểm dịch:
Công ty cần gửi 1 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y gồm: Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu; Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.
Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y có văn bản đồng ý kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu; trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Bước 2: Khai báo kiểm dịch:
Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, Công ty gửi hồ sơ khai báo kiểm dịch tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
Hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu bao gồm: Đơn khai báo kiểm dịch (Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNN); Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu (Hàn Quốc)
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hợp lệ, Cục Thú y sẽ quyết định và thông báo cho Công ty về địa điểm, thời gian để tiến hành kiểm dịch theo quy định tại Điều 47 của Luật Thú y 2015.
+ Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật trên cạn đạt yêu cầu, thông báo cho chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan.
– Đối với sản phẩm động vật thủy sản:
+ Bước 1: Đăng ký kiểm dịch:
Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNN đến Cục Thú y.
Hình thức gửi hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp;
Cục Thú y gửi văn bản đồng ý kiểm dịch qua thư điện tử cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
+ Bước 2: Khai báo kiểm dịch:
Sau khi Cục Thú y có Văn bản đồng ý, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 của Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNN đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu trước khi hàng đến cửa khẩu nhập;
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ thông báo cho chủ hàng thời gian, địa Điểm tiến hành kiểm dịch, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh theo quy định.
+ Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm thủy sản đạt yêu cầu, thông báo cho chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan.
* Về thủ tục hải quan: Sau khi nhận được Giấy chứng nhận kiểm dịch, Công ty tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan để thông quan hàng hóa. Hiện nay, hầu hết các Doanh nghiệp đều thực hiện các thủ tục hải quan bằng điện tử.
– Bước 1: Công ty cần chuẩn bị hồ sơ hải quan để khai hải quan
Hồ sơ hải quan bao gồm: Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (Phụ lục II Thông tư 38/2015/TT-BTC); Hóa đơn thương mại (1 bản); Vận tải đơn (1 bản); Giấy phép nhập khẩu (1 bản); Giấy chứng nhận kiểm dịch (1 bản); Tờ khai trị giá (2 bản); Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (1 bản)
– Bước 2: Công ty nhận thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan về tờ khai hải quan, kết quả phân luồng và thực hiện một trong các nội dung sau:
+ Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan thì chuyển sang bước 4.
+ Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hải quan thì doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ sơ giấy để cơ qaun hải quan kiểm tra. Nếu lô hàng được chấp nhận thông quan thì thực hiện tiếp bước 4, nếu cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa thì chuyển sang bước 3.
– Bước 3: Luồng đỏ: Công ty xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra.
– Bước 4: Công ty in tờ khai trên hệ thống của mình để đi lấy hàng.
Như vậy, để thực hiện hoạt động nhập khẩu thịt từ Hàn Quốc về Việt Nam, công ty anh/chị cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch trước để thuận tiện làm các thủ tục hải quan sau.
Với những tư vấn về câu hỏi Thủ tục để nhập khẩu thịt đã sơ chế, chế biến từ Hàn Quốc vào Việt Nam, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Bài liên quan:
- Kinh doanh vỉa hè nộp thuế thế nào
- Gửi xe trong bãi bị bên thứ 3 gây hư hỏng thì bên nào chịu trách nhiệm
- Nhà 1 bố 1 con có phải đi nghĩa vụ
- Thất lạc giấy khai tử
- Đơn xin xác nhận số visa mới và cũ là một
- Mẫu Biên bản hoàn trả tài sản
- Mẫu Quyết định xuất bản
- Mẫu Đơn xin sửa nhà ở Huế
- Sửa nhà sau 22h đêm có vi phạm pháp luật
- Vị trí theo quy định của pháp luật để được mở xưởng mộc
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.