Nhà đất bị thế chấp không có chữ ký của các con từ 15 tuổi thì có kiện được không

Câu hỏi của khách hàng: Nhà đất bị thế chấp không có chữ ký của các con từ 15 tuổi thì có kiện được không

Em có 1 vấn đề này rất mong các anh chị luật sư hoặc biết luật giúp đỡ ạ. Chuyện là thế này: nhà e có 1 sổ đỏ nhà đất của bố mẹ em và 6 đứa con chung nhưng khi mẹ em qua đời, bố e đã lấy vợ 2 và làm lại sổ đỏ đứng tên bố em. lúc bố e làm lại sổ đỏ thì các con đều đủ 15 tuổi trở lên. Gần đây em phát hiện bố em và gì ghẻ đã thế chấp sổ đỏ để vay ngân hàng 280 triệu, giờ bà gì ghẻ lật lặt và viết đơn li hôn ra toà ( bố e chưa kí) mục đích là bà ý muốn trốn nợ và cho bọn em mất nhà, nhưng khi bố gì e vay ngân hàng thì các con không ai biết gì,cũng không được kí vào văn bản đồng ý thế chấp.giờ ngân hàng có được phát mại đất nhà em không ạ? Và em có được kiện ngân hàng vì hợp đồng thế chấp không có chữ kí của 6 anh em không?


Luật sư Tư vấn Bộ luật tố tụng dân – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 13/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề thế chấp tài sản

Bộ luật dân sự 2015

3./ Luật sư trả lời Nhà đất bị thế chấp không có chữ ký của các con từ 15 tuổi thì có kiện được không

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia

Theo thông tin bạn cung cấp, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình tức mảnh đất trên thuộc quyền sở hữu chung của gia đình bạn

Căn cứ Điều 212 Bộ luật dân sự 2015 về Sở hữu chung của các thành viên gia đình quy định như sau:

“2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”

Khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 về người chưa thành niên:

“Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

Theo đó, bố bạn muốn thế chấp ngân hàng mảnh đất thuộc quyền sở hữu chung thì phải được sự đồng ý và các thành viên phải ký tên vào hợp đồng thế chấp đó hoặc có giấy ủy quyền của các con cho bố toàn quyền định đoạt, ký. Vì tất cả thành viên trong gia đình đều từ đủ 15 tuổi trở lên.

Trong trường hợp này, bạn nên làm đơn yêu cầu tòa án tuyên Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất vô hiệu, dẫn tới ngân hàng không được quyền xử lý tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, việc hợp đồng thế chấp vô hiệu không dẫn đến hợp đồng tín dụng vô hiệu, khoản vay ngân hàng của bố bạn và gì vẫn có có giá trị hiệu lực và họ có trách nhiệm trả lại khoản vay này cho ngân hàng.

Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình bạn nên làm đơn yêu cầu Tòa tuyên hợp đồng thế chấp trên vô hiệu

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191