Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Di chúc lúc nhà chưa có sổ đỏ thì có giá trị pháp lý không?
Nhà tôi khai hoang 1 mảnh đất từ những năm 50, do bố mẹ không biết nên vẫn cứ sử dụng bình thường và chả bao giờ để ý tới giấy tờ, từ năm ngoái khi thấy con cháu đã lớn và có nhu cầu thì ông bá mới tá hỏa là đất chưa có sổ, gia đình tôi đã ngay lập tức nộp đơn xin cấp sổ và được UBND huyện xem xét, nhưng chưa có câu trả lời cụ thể, nay mẹ tôi bị ung thư đã vào giai đoạn cuối rất khó chữa trị nên quyết định để lại di sản cho các con bằng di chúc, tôi muốn hỏi giờ mẹ tôi lập di chúc chia mảnh đất đó thì có hợp pháp không, hay phải làm như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho gia đình tôi?
Luật sư Tư vấn Di chúc lúc nhà chưa có sổ đỏ thì có giá trị pháp lý không – Gọi 1900.0191
1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 28 tháng 11 năm 2017
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật Đất đai 2013
- Luật Nhà ở 2014.
3./Luật sư trả lời
Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện di chúc hợp pháp như sau:
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, một trong những điều kiện để di chúc hợp pháp khi nội dung của di chúc về di sản thừa kế là hợp pháp. Điều này có nghĩa là, di sản thừa kế không trái quy định của pháp luật và thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản. Đối với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất và nhà ở pháp luật có quy định về điều kiện thực hiện quyền thừa kế như sau:
Căn cứ Điều 188, Điều 168 Luật Đất đai 2013, một trong những điều kiện thừa kế quyền sử dụng đất là khi người sử dụng đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định pháp luật thì người sử dụng đất cũng được thực hiện các quyền thừa kế của mình đối với đất.
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 về các trường hợp giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
“2. Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:
a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
đ) Nhận thừa kế nhà ở;
e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Vậy, căn cứ vào các nội dung đã trình bày, đối với nhà chưa có giấy chứng nhận nhưng đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận theo quy định pháp luật thì người lập di chúc được thực hiện quyền thừa kế của mình và di chúc đó là hợp pháp.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết:
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.