Các điều kiện chọn luật trong quan hệ hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài.
Theo khoản 1 Điều 683 BLDS 2015: Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng […].
Cũng theo quy định của pháp luật, khi lựa chọn luật trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, cần đáp ứng các điều kiện nhất định, thông qua quy định tại các văn bản pháp luật khác nhau, có thể tổng hợp lại như sau:
1. Phải có sự thỏa thuận, thống nhất của các bên trong hợp đồng trong việc lựa chọn luật
Bản chất của mọi loại hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên. Việc luật được lựa chọn phải được xuất phát từ sự thỏa thuận, thống nhất của các bên nhằm mục đích giảm thiểu việc phát sinh các tranh chấp sau này.
Ví dụ: Trong một hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp A (Việt Nam) và doanh nghiệp B (Trung Quốc). Doanh nghiệp B tự ý lựa chọn luật áp dụng là Luật Singapo mà chưa có sự đồng ý của doanh nghiệp A thì khi có tranh chấp xảy ra, không thể áp dụng luật Singapo. Vì việc lựa chọn luật áp dụng trong trường hợp này là ý chí đơn phương của doanh nghiệp B, chưa có sự đồng ý của doanh nghiệp A nên thỏa thuận không hợp pháp.
2. Chỉ được lựa chọn luật với các vấn đề mà điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật Việt Nam cho phép lựa chọn
Nguyên tắc này có thể hiểu: các bên có quyền tự do lựa chọn, nhưng phải trong khuôn khổ của luật.
Ví dụ: Đối với hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài giữa doanh nghiệp A của Việt Nam và doanh nghiệp B của Trung Quốc và đối tượng của hợp đồng là bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam, dù cho hai bên có thống nhất lựa chọn luật áp dụng là Luật Singapo thì với trường hợp này, luật Việt Nam vẫn được áp dụng và chỉ có thể áp dụng luật Việt Nam. Vì theo Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015, nếu đối tượng của hợp đồng và bất động sản thì các bên không có quyền lựa chọn luật áp dụng.
3. Hậu quả của việc áp dụng luật lựa chọn không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt nam
Được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 670 Bộ luật Dân sự 2015, quy định này đặt ra nhằm tránh các trường hợp hai bên áp dụng luật nước ngoài nhưng hậu quả của việc áp dụng luật này lại trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Đây là điều kiện quan trọng nhằm bảo vệ nguyên tắc cơ bản của quốc gia có Toà án không bị ảnh hưởng bởi pháp luật nước ngoài.
Ví dụ: Trong mối quan hệ kết hôn của Chị A (Việt Nam) và Anh B (Ai Cập), hai bên có thống nhất sử dụng Luật Hồi giáo. Tuy nhiên luật này có quy định “chỉ trao quyền ly hôn cho người chồng”, điều này trái với nguyên tắc bình đẳng của pháp luật Việt Nam.
4. Chỉ được lựa chọn các quy phạm thực chất, không được lựa chọn luật có quy phạm xung đột
Bởi quy phạm xung đột không quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên mà chỉ đưa ra dấu hiệu chung để xác định pháp luật áp dụng cho quan hệ đó, nên nếu các bên lựa chọn quy phạm xung đột, sẽ làm mất đi ý nghĩa lựa chọn luật ban đầu của các bên.
Ví dụ: Anh A (Việt Nam) và chị B (Đài Loan) là vợ chồng và đang làm thủ tục ly hôn. Hai người thống nhất sử dụng bản thỏa thuận tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Đài Loan. Tuy nhiên thỏa thuận chọn luận này sẽ không được công nhận vì bản thỏa thuận tương trợ tư pháp này không có quy phạm điều chỉnh về xác lập luật áp dụng trong quan hệ hôn nhân và gia đình, mà chỉ có công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết của Trọng tài và những nội dung khác.
5. Việc lựa chọn luật không nhằm lẩn tránh pháp luật
Mọi hành vi sử dụng pháp luật nước khác nhằm thoát khỏi sự chi phối của pháp luật Việt Nam để trục lợi đều không được phép.
Ví dụ: Cần sa là một chất kích thích bị cấm tàng trữ và buôn bán tại Việt Nam nhưng lại hoàn toàn hợp pháp tại Canada. Giả sử có Doanh nghiệp A của Việt Nam và doanh nghiệp B của Trung Quốc có giao dịch mua bán cần sa và chọn luật áp dụng là luật Canada, thì đây chính là hành động lẩn tránh pháp luật và thỏa thuận lựa chọn luật này sẽ không có hiệu lực.
Trên đây là quan điểm về các điều kiện chọn luật trong quan hệ hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài.
Bài viết liên quan:
- Hợp đồng thuê giáo viên nước ngoài
- Hợp đồng thỏa thuận bảo lãnh cư trú tại nước ngoài
- Hợp đồng thuê người lao động nước ngoài
- Hợp đồng order hàng hóa từ nước ngoài
- Hợp đồng liên doanh nhà đầu tư nước ngoài
- Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài
Bài luận liên quan:
- Bảo vệ quyền của lao động di trú trong ASEAN theo Tuyên bố Cebu 2007
- Bình luận về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế với pháp luật quốc gia và liên hệ với thực tiễn tại Việt Nam
- Thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam
- Tai nạn lao động – Tổng hợp chế độ và quy định dành cho người lao động
- Hãy phân tích và nêu ý nghĩa về chế độ sở hữu độc quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Tại sao lại cần có các trường hợp ngoại lệ và giới hạn về thời hạn bảo hộ
- Thành phố Hà Nội lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2019
- Cho thuê tài chính là gì? Phân tích đặc điểm của hoạt động cho thuê tài chính? Tại sao nói cho thuê tài chính là một nghiệp vụ cấp tín dụng?
- Doanh nghiệp tư nhân X muốn độc quyền phân phối sản phẩm lọc nước của công ty Y (Nhật Bản) trên lãnh thổ Việt Nam
- Phân tích và nêu ý nghĩa của biện pháp cấm xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá. Trên cơ sở các phân tích, hãy đưa ra nhận xét về tính hợp lý hoặc/và chưa hợp lý của các quy định này
- Công ty X (Việt Nam) ký kết một hợp đồng mua vật liệu xây dựng với công ty Y (Canada). Hợp đồng được ký kết và thực hiện tại Úc
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.