Con đánh cha bị xử lý thế nào

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Con đánh cha bị xử lý thế nào

Tôi là hàng xóm của một hộ gia đình, gia đình này đã mất người phụ nữ từ sớm, chỉ có bố sống với 1 con trai, cậu con trai vừa ra tù năm ngoái, thường xuyên tụ tập chơi bời với những thành phần bất hảo trong địa phương, đánh bạc, uống rượu, hát hò, thi thoảng tôi nghe thấy tiếng tranh cãi rất lớn của hai cha con, và đôi khi còn xô xát đổ vỡ, có lần còn thấy người cha sau đó đi ra với vệt máu dài trên tay, tôi không biết tại sao chính quyền ở đây không ai quan tâm tới, hành vi như thế chẳng lẽ không phải là tội phạm?


Luật sư Tư vấn Luật Hình sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 29 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề xử lý hành vi con đánh cha

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

3./ Luật sư tư vấn

Theo quy định pháp luật hôn nhân và gia đình, con cái có nghĩa vụ tôn trọng, chăm sóc cha mẹ. Với hành vi đánh đập, ngược đãi cha mẹ, người có hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật như sau:

  • Xử lý hành chính:

Hành vi đánh đập, ngược đãi cha đẻ nêu trên có thể bị xử lý hành chính theo căn cứ tại Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2.Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3.Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Theo đó, tùy vào tính chất hành vi của người con, người con có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, kèm với biện pháp khắc phục hậu quả xin lỗi công khai đối với người cha.

  • Xử lý hình sự:

Bên cạnh biện pháp hành chính, khi người con có hành vi hành hạ, ngược đãi cha mẹ, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nếu thuộc trường hợp sau:

Căn cứ Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

Như vậy, nếu xét thấy hành vi ngược đãi của người con với cha là lần đầu hay tính chất hành vi ít nghiêm trọng, người con sẽ bị xử phạt hành chính với hành vi này. Tuy nhiên, nếu tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi nghiêm trọng, cấu thành tội phạm hình sự theo quy định nêu trên thì người con có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Để kịp thời ngăn chặn hành vi và những thiệt hại có thể xảy ra, trường hợp này khi phát hiện hành vi, anh/chị có quyền làm đơn tố giác người này tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Công an cấp xã) kèm theo các chứng cứ, chứng minh nếu có làm cơ sở để ngăn chặn và trừng trị với hành vi nêu trên.

Với những tư vấn về câu hỏi Con đánh cha bị xử lý thế nào, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191