Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Công ty em muốn thắt chặt quy định về việc tự ý bỏ việc của người lao động thay đổi từ 5 ngày xuống 3 ngày được không ạ?
Mọi người cho em hỏi chút về Nội Quy Lao Động ạ.
Theo quy định của Luật Lao động thì trường hợp” NLĐ tự ý bỏ việc 5 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc…” thì bị kỷ luật sa thải. Giờ bên em muốn thắt chặt quy định này hơn có được không ạ? VD: từ 5 ngày giảm còn 3 ngày thì có sao không ạ?
Luật sư Tư vấn Luật Lao động – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 07 tháng 06 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề tự ý thay đổi nội quy lao động
- Bộ luật lao động 2012
-
Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
-
Nghị định 88/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
3./ Luật sư tư vấn
Nội quy lao động là những quy định của nội bộ công ty về thời giờ làm việc, trật tự tại nơi làm việc, an toàn lao động, kỷ luật lao động,… Nội quy lao động không được trái với các quy định của pháp luật và quy định của thỏa ước lao động tập thể. Nội quy lao động được đăng ký tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên, trường hợp muốn quy định nội dung trong nội quy lao động khác quy định pháp luật nêu trên được xử lý như sau:
Trước hết, căn cứ Điều 119 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nội quy lao động như sau:
“Điều 119. Nội quy lao động
1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
3. Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.”
Theo đó, khi ban hành nội quy lao động, công ty phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động, các quy định không được trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể công ty. Với công ty có từ 10 lao động trở lên thì phải đăng ký nội quy lao động tới Sở Lao động, thương binh – Xã hội nơi đặt trụ sở làm việc.
Đối với việc ban hành quy định liên quan đến xử lý kỷ luật lao động , pháp luật hiện hành quy định về hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:
Sa thải là hình thức kỉ luật lao động cao nhất dẫn đến quan hệ lao động của người lao động và người sử dụng lao động bị chấm dứt hay là hình thức kỷ luật để người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Với người lao động tự ý bỏ việc, công ty chỉ được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải theo quy định Khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
3.Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Theo đó, trừ các trường hợp bất khả kháng, nếu người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng thì công ty có thể áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật sa thải với người này.
Về việc điều chỉnh nội quy lao động, nếu công ty điều chỉnh từ “5 ngày cộng dồn trong 1 tháng” xuống “3 ngày cộng dồn trong 1 tháng” tương đương với việc nội quy lao động của công ty trái với quy định của pháp luật. Công ty chỉ có thể điều chỉnh nội quy lao động sao cho có lợi đối với người lao động, nghĩa là có thể quy định tăng ngày nghỉ không có lý chính đáng cộng dồn trong 1 tháng hoặc trong 1 năm.
Với nội quy lao động có nội dung trái quy định pháp luật nêu trên, công ty sẽ không được cơ quan có thẩm quyền đăng ký nội dung này và yêu cầu công ty sửa đổi phù hợp với quy định pháp luật. Nếu công ty cố tình sử dụng nội quy khi chưa đăng ký nội quy lao động, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 12 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, Khoản 12 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 12 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với vi phạm về kỷ luật lao động như sau:
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
b) Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
c) Sử dụng nội quy lao động không được đăng ký hoặc đã đăng ký nhưng chưa có hiệu lực hoặc đã hết hiệu lực;
d) Xử lý kỷ luật lao động, bồi thường thiệt hại không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định của pháp luật.”
Vậy, công ty không được ban hành nội dung thắt chặt nội quy lao động trái quy định pháp luật nêu trên. Nếu cố tình áp dụng thực hiện nội quy, công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm quy định về kỷ luật lao động nêu trên.
Với những tư vấn về câu hỏi Công ty em muốn thắt chặt quy định về việc tự ý bỏ việc của người lao động thay đổi từ 5 ngày xuống 3 ngày được không?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Bài liên quan:
- Bị bắt, giữ giấy phép lái xe 7-8 tháng, giờ nhận thông báo là mất bằng thì phải làm sao?
- Không uống rượu thổi nồng độ cồn vẫn nảy số, đi xét nghiệm thì không có cồn, vậy số nồng độ cồn có còn giá trị xử phạt?
- Có thể ủy quyền người khác lên Đại sứ quán lấy giúp visa được không?
- Hướng dẫn làm hộ chiếu cho trẻ em chỉ có người giám hộ?
- Xin hỏi gặp biển cấm vượt 125 và 126 thì xe máy có được vượt ô tô không ?
- Xe em dưới 1,5 tấn đi vào phố cấm ô tô tải theo giờ thì có bị phạt hay không ?
- Xe máy tháo gương zin lắp loại gương khác vào thì có sợ bị bắt lỗi không ?
- Ngày Tết đi ăn có phụ thu thêm 15% có hợp pháp không?
- Đi xe máy kẹp 3 không mũ bảo hiểm, không bằng lái, gây tai nạn chết người ngồi sau thì người lái có bị tù không?
- Đơn xin chuyển trường cho học sinh tiểu học
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.