Sự khác nhau giữa giấy xác nhận dân sự và xác nhận tiền án, tiền sự

Sự khác nhau giữa giấy xác nhận dân sự và xác nhận tiền án, tiền sự là gì, làm sao phân biệt được để thực hiện thủ tục chính xác.

Sự khác nhau giữa giấy xác nhận dân sự và xác nhận tiền án, tiền sự
Sự khác nhau giữa giấy xác nhận dân sự và xác nhận tiền án, tiền sự

Để giải đáp tất cả những vấn đề này, chúng ta hãy cùng đi sâu làm rõ về khái niệm và bản chất của 2 loại văn bản này, các quy định hiện tại và nhu cầu thực tế của những người đi làm xác nhận.

Hiện nay, có rất nhiều sự nhầm lẫn xoay quanh vấn đề xác nhận dân sự có hay không có nội dung xác nhận về tiền án, tiền sự. Tại sao phía cơ quan công an lại từ chối xác nhận dân sự, làm sao để xin xác nhận dân sự mà không cần lên Sở Tư pháp,…

Giấy/Đơn xin xác nhận dân sự là gì?

Giấy/Đơn xin xác nhận dân sự là văn bản cung cấp các thông tin về nhân thân như họ tên, tuổi, quê quán, nơi thường trú, thành phần gia đình, các thông tin khác về lý lịch, nghề nghiệp, trình độ văn hóa,… những thông tin về quá trình chức vụ, vị trí, học tập, rèn luyện, công tác tại địa phương,… Ngoài ra cũng có thể có thông tin về việc trong thời gian cư trú tại địa phương có hay không có vi phạm quy định, quy chuẩn kinh tế, xã hội nói chung, phong trào cơ sở, kỷ luật hoặc những thông tin khác theo yêu cầu của người mong muốn xác nhận.

Giấy/Văn bản xác nhận về tiền án, tiền sự là gì?

Giấy/Văn bản xác nhận về tiền án, tiền sự là văn bản có tên khác là Phiếu lý lịch tư pháp. Hiện nay chỉ duy nhất Phiếu lý lịch tư pháp mới được ghi nhận về việc có hay không có tiền án, tiền sự, các vấn đề về án tích, xóa án tích hay các vi phạm hành chính có lưu khác. Văn bản này cũng có các thông tin pháp lý như hiện đang trong quan hệ hôn nhân hay không, quốc tịch, dân tộc, …

Quy định pháp luật về xác nhận dân sự

Tính đến thời điểm năm 2020, chưa có văn bản nào chính thức thừa nhận và định nghĩa về vấn đề xác nhận dân sự hay các văn bản xác nhận, vì thế tùy theo tình hình thực tế, địa phương căn cứ trên nhu cầu của nhân dân sẽ thực hiện hoặc giải đáp và hướng dẫn các thủ tục chính xác.

Trái lại với nó, Luật Lý lịch tư pháp đã được chính phủ ban hành từ năm 2009, hướng dẫn chi tiết về cách thức thực hiện thủ tục, cơ quan cấp, thời gian, hồ sơ, chi phí để xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Như vậy, với những nội dung tóm lược trên, chắc hẳn các bạn đã phân biệt được 2 loại giấy tờ này.

Xin chúc các bạn nhanh chóng hoàn thành thủ tục của bản thân mình.

Các bài viết có thể tham khảo:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191