Khác nhau về quyền tài sản của người mất năng lực hành vi và người chết

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Khác nhau về quyền tài sản của người mất năng lực hành vi và người chết

Bố tôi năm nay 53 tuổi, trước đây ông rất khỏe mạnh và bình thường nhưng sau khi bị ngã cầu thang thì thi thoảng có dấu hiệu không ổn về thần kinh, chúng tôi đã đưa đi khám nhưng bác sĩ không có phát hiện gì, theo thời gian tình trạng càng nặng hơn, giờ bố tôi đã mất khả năng đi lại và nói chuyện, phải nằm giường và con cháu chăm 24/24, bố tôi có đứng tên căn nhà mà bố đang ở, anh em chúng tôi có thỏa thuận sẽ chia tài sản thừa kế luôn khi bố còn sống để tiện bề làm thủ tục thì có được không, bố như vậy rồi thì hết quyền đối với tài sản rồi đúng không?


Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 05 tháng 06 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề quy định về quyền tài sản của người mất năng lực hành vi

Bộ luật Dân sự 2015

3./ Luật sư tư vấn

Với trường hợp nêu trên, cần xác định quyền đối với tài sản của người bố theo quy định pháp luật như sau:

Quyền đối với tài sản của một người không phụ thuộc vào việc người đó có khả năng xác lập, thực hiện các quyền như sử dụng, định đoạt đối với tài sản trên thực tế hay không. Do đó, với trường hợp người cha không còn khả năng nói chuyện, phải có người chăm sóc cũng không ảnh hưởng tới việc hưởng quyền đối với tài sản của người đó. Khi người có quyền sở hữu đối với tài sản chết đi, quyền này được chuyển giao cho những người được thừa kế theo quy định pháp luật. Do đó:

  • Đối với việc chia thừa kế khi người bố vẫn còn sống:

Căn cứ Điều 611 Bộ luật Dân sự 201“thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”, theo đó, trường hợp này, anh/chị không được quyền thỏa thuận chia thừa kế đối với tài sản của người bố khi người này vẫn còn sống. Việc thỏa thuận chia thừa kế với tài sản này là hành vi trái pháp luật, vi phạm về quyền tài sản của người khác.

  • Xử lý trong trường hợp người mất năng lực hành vi:

Mặc dù trong trường hợp này, người bố đã không còn khả năng nhận thức, tuy nhiên, trên cơ sở quy định pháp luật, một người được coi là mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi hay mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên người đó bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc mất năng lực hành vi không có nghĩa là quyền đối với tài sản của họ không còn mà việc là thực hiện các quyền đối với thực tế được thông qua người giám hộ theo quy định pháp luật.

Theo đó, trường hơp này, nếu anh/chị muốn thực hiện việc định đoạt tài sản thay bố mình thì trước hết phải thực hiện việc đăng ký giám hộ. Căn cứ Điều 53 Bộ luật dân sự 2015, trường hợp cha hoặc mẹ mất năng lực hành vi dân sự thì người còn lại là người giám hộ đương nhiên, người còn lại không đủ điều kiện giám hộ thì người con cả là người được quyền giám hộ theo quy định, nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

Người giám hộ được xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản của người giám hộ trên cơ sở vì lợi ích, sử dụng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ, tuy nhiên, trong đó không có việc xác lập thỏa thuận để chia thừa kế hay xác lập di chúc thay cho người được giám hộ.

Như vậy, trường hợp này, anh/chị không được quyền thực hiện việc thỏa thuận chia di sản thừa kế khi cha, mẹ vẫn còn sống. Các quyền đối với tài sản của người cha được pháp luật công nhận và bảo vệ ngay cả khi người đó không còn khả năng nhận thức. Việc xác lập các giao dịch chỉ được thực hiện thông qua người giám hộ và phải đảm bảo vì lợi ích, sử dụng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ.

 

Với những tư vấn về câu hỏi Khác nhau về quyền tài sản của người mất năng lực hành vi và người chết, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191