Giết người nhưng không chết rồi lấy tài sản phạm tội gì

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Giết người nhưng không chết rồi lấy tài sản phạm tội gì?

Mọi người ơi mình có chút thắc mắc. Trường hợp A giết B và đinh ninh rằng B đã chết, nhưng B không chết sau đó A lấy tài sản của B rồi bỏ đi. Vậy trong trường hợp này thì A phạm tội giết người cướp tài sản hay là giết người, trộm cắp tài sản ạ ? Mọi người giúp mình nhé, mình cảm ơn ạ.


Luật sư Tư vấn Luật Hình sự– Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 28 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề lấy tài sản của người khác sau khi có hành vi giết người

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

3./ Luật sư tư vấn

Để xác định tội phạm mà A thực hiện, cần căn cứ dựa trên hành vi phạm tội của A và cấu thành tội phạm theo Bộ luật hiện hành quy định. Với hành vi giết người rồi chiếm đoạt tài sản nêu trên, A đã có hành vi phạm tội cướp tài sản theo quy định như sau:

Căn cứ Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội cướp tài sản như sau:

Điều 168. Tội cướp tài sản

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Vậy, theo đó, A đã có hành vi dùng vũ lực tước đoạt tính mạng của người khác và chiếm đoạt tài sản của người đó một cách công khai. Hành vi này cấu thành tội cướp tài sản theo quy định pháp luật nêu trên.

Đối với hành vi giết người, mặc dù nạn nhân chưa chết, những người thực hiện hành vi phạm tội đã thực hiện các hành vi nhằm tước đoạt mạng sống của người khác. Trên cơ sở đó, mục đích giết người, mong muốn tước đoạt mạng sống của người đó đã đạt được dù hậu quả chết người chưa xảy ra.

Vậy, trường hợp này, người có hành vi nêu trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giết người và tội cướp tài sản theo quy định của bộ luật Hình sự hiện hành.

Với những tư vấn về câu hỏi Giết người nhưng không chết rồi lấy tài sản phạm tội gì, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191