Quy định của pháp luật tố tụng dân sự về tranh chấp kinh doanh thương mại và thẩm quyền của Tòa án về tranh chấp kinh doanh thương mại.
1.Quyền lực nhà nước trong xử lý tranh chấp kinh doanh thương mại
Hoạt động trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hoá vật chất trong nền kinh tế tạo ra tiền đề và cơ hội cho sự hình thành và phát triển một lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh thương mại.
Kinh doanh thương mại là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân hay một tổ chức vào việc mua bán hàng hoá để bán lại hàng hoá đó và kiếm lời.
Nhà sản suất chế tạo ra sẩn phẩm để bán. Khi bán sản phẩm của mình nhà sản xuất có thể lựa chọn:
+ Bán trực tiếp (tự bán) cho người tiêu thụ.
+ Bán qua người trung gian và người trung gian tiếp tục bán cho người tiêu thụ
Người tiêu dùng (hộ tiêu dùng) cần có sản phẩm của nhà sản xuất để thoả mãn nhu cầu của mình. Họ cũng có thể lựa chọn hai khả năng khác nhau để có (mua) sản phẩm:
+ Mua trực tiếp từ nhà sản xuất.
+ Mua qua người trung gian.
Lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh ưu thế to lớn và lợi ích mang lại từ việc trao đổi, mua bán sản phẩm qua trung gian. Không chỉ với hiệu quả chung của toàn xã hội, với việc tham gia của người trung gian vào quá trình mua hàng hoá giữa người tiêu thụ và nhà sản xuất trong nền kinh tế, thì khả năng thoả mãn tốt hơn nhu cầu của nhà sản xuất lẫn người tiêu thụ được nâng cao một cách rõ rệt. Nhà sản xuất và người tiêu thụ chấp nhận một cách tự nguyện và sẵn sàng trả công (chi phí và lợi nhuận) cho sự tham gia của người trung gian vào quá trình này. Sự chấp nhận của nhà sản xuất và người tiêu thụ tạo ra khả năng tham gia và khai thác cơ hội kinh doanh trong hoạt động mua bán sản phẩm hàng hoá: Tạo khả năng kinh doanh thương mại. Việc khai thác khả năng kinh doanh thương mại dẫn đến sự ra đời và phát triển một hệ thống kinh doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân bao gồm các cá nhân (thương nhân) hoặc tổ chức (doanh nghiệp thương mại) chuyên kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hoá. Với hệ thống này, ngành thương mại của nền kinh tế quốc dân được hình thành và phát triển như một tất yếu khách quan.
Để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự nói chung, kinh doanh thương mại nói riêng, Tòa án phải dựa vào yêu cầu cụ thể của người khởi kiện để xác định quan hệ pháp luật mà đương sự tranh chấp. Từ đó, đối chiếu với các quy định về thẩm quyền của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) để xác định yêu cầu khởi kiện của đương sự có thuộc thẩm quyền của Tòa án hay không. Việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp còn có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng pháp luật nội dung (điều chỉnh quyền và nghĩa vụ giữa các bên) trong việc giải quyết yêu cầu của đương sự.
Tuy nhiên, thực tiễn xác định quan hệ pháp luật tranh chấp về kinh doanh thương mại không hề dễ dàng bởi các lý do sau: (1) Tùy từng thời kỳ phát triển khác nhau mà cơ quan lập pháp quy định một số quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng quy phạm kinh doanh thương mại; một số quan hệ xã hội khác thì chưa nên không phải cứ có tranh chấp sẽ dễ dàng xác định được quan hệ pháp luật tranh chấp về kinh doanh thương mại; (2) Cùng một quan hệ xã hội nhưng lại thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Mặc dù, mỗi ngành luật đều có những quy định để phân biệt quan hệ pháp luật nào thuộc ngành luật nào điều chỉnh như về chủ thể tham gia quan hệ, mục đích chủ thể, đối tượng của giao dịch… nhưng việc phân biệt cũng không hề dễ dàng; (3) Một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về kinh doanh thương mại có quy định phạm vi các giao dịch thuộc phạm vi điều chỉnh nhưng lại quy định một cách chung chung, mang tính mở nên khi có tranh chấp xảy ra để xác định chúng có thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật này hay không cũng gây ra những khó khăn, vướng mắc nhất định; (4) Một số trường hợp do văn bản quy phạm pháp luật nội dung về kinh doanh thương mại không xác định rõ giao dịch thuộc phạm vi điều chỉnh của mình nên để xác định cần dựa vào luật tố tụng (BLTTDS).
Bên cạnh việc quy định thẩm quyền theo vụ việc, BLTTDS còn quy định thẩm quyền theo lãnh thổ để phân chia việc giải quyết án giữa Tòa án các cấp, giữa các Tòa chuyên trách với nhau được tương xướng nhưng trong nội dung hướng dẫn thẩm quyền theo lãnh thổ lại giải thích thêm thẩm quyền theo vụ việc.
Để xác định đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại, Tòa án phải xác định cho được yêu cầu của đương sự thuộc nhóm quan hệ tranh chấp kinh doanh thương mại trong quan hệ tranh chấp dân sự (theo nghĩa rộng) để từ đó có sự phân định thẩm quyền giữa Tòa án với cơ quan tài phán khác (Trọng tài), với cơ quan hành chính (Ủy ban nhân dân) hay giữa các Tòa án với nhau. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ làm rõ một số vấn đề có liên quan đến quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp kinh doanh thương mại và thẩm quyền của Tòa án đối với loại tranh chấp này, nêu lên một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.
2.Quy định của pháp luật tố tụng dân sự về tranh chấp kinh doanh thương mại và thẩm quyền của Tòa án về tranh chấp kinh doanh thương mại
Khác với việc xác định các quan hệ tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình và lao động chủ yếu dựa vào luật nội dung, sau đó đối chiếu với quy định về thẩm quyền theo vụ việc do BLTTDS quy định để xác định tranh chấp nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp về kinh doanh thương mại lại dựa vào quy định của luật tố tụng, cụ thể là BLTTDS và Phần I của Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS năm 2004 (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP).
Theo quy định tại Điều 29 BLTTDS thì tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm 4 nhóm: (1) Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhauvà đều có mục đích lợi nhuận (được liệt kê từ điểm a đến điểm o khoản 1 Điều 29); (2) Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận (có thể tất cả hoặc một trong các bên có đăng ký kinh doanh hoặc các bên đều không có đăng ký kinh doanh) được quy định tại khoản 2 Điều 29; (3) Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, chấm dứt hoạt động của công ty được quy định tại khoản 3 Điều 29; (4) các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định được quy định tại khoản 4 Điều 29.
Nội dung của Điều 29 BLTTDS được cụ thể hóa tại mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP. Theo đó, “hoạt động kinh doanh thương là việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương mại. Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh thương mại”. Đối với mục đích lợi nhuận của cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh, thương mại được hướng dẫn “là mong muốn của cá nhân, tổ chức đó thu được lợi nhuận mà không phân biệt có thu được hay không thu được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương mại đó”. Đối với việc chủ thể có đăng ký kinh doanh hay không dựa vào quy định của Luật Doanh nghiệp về đăng ký kinh doanh và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bên cạnh đó, mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP còn hướng dẫn bằng hình thức liệt kê các tranh chấp được xác định là tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau cũng như quy định điểm mở là các tranh chấp khác liên quan đến việc thành lập, hoạt động, chấm dứt hoạt động của công ty được quy định tại khoản 3 Điều 29 BLTTDS. Đối với quy định tại khoản 2 Điều 29 BLTTDS, mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn rõ là chỉ cần 02 bên có mục đích lợi nhuận mà không cần phải có đăng ký kinh doanh. Nếu chỉ một bên có mục đích lợi nhuận thì đó là tranh chấp dân sự.
Về thẩm quyền theo cấp Tòa án, sau khi xác định được tranh chấp kinh doanh thương mại bên trên đối chiếu với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 và điểm a khoản 1 Điều 34 BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 để xác định. Theo đó, tất cả các tranh chấp quy định tại khoản 1 Điều 29 đều thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện. Những tranh chấp thuộc các khoản 2, 3 và 4 Điều 29 và trường hợp có đương sự, tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.
Đối với thẩm quyền của các Tòa chuyên trách thuộc TAND cấp tỉnh, dựa vào quy định của BLTTDS và điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP thì Toà kinh tế có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 của BLTTDS; các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận.
Xem thêm bài viết:
- Quy định của pháp luật tố tụng dân sự về tranh chấp kinh doanh thương mại và thẩm quyền của Tòa án về tranh chấp kinh doanh thương mại
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của toà án
- Tranh chấp trong kinh doanh và thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng trong kinh doanh theo pháp luật Việt Nam hiện nay
- Doanh nghiệp hội nhập: Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư
- Doanh nghiệp cổ phần A có quyền sử dụng 5ha đất trong khu công nghệ cao X để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử
- Sự cạnh tranh giữa các học thuyết công lý trong xã hội Việt Nam: nhìn từ đề xuất “nộp tiền thay thế nghĩa vụ quân sự” và “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”
- Pháp luật là một đại lượng công bằng
- Hành chính hóa quan hệ kinh tế thương mại
- Dân sự hóa quan hệ hình sự
- Hình sự hóa quan hệ kinh tế thương mại
- Học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm, đi vào lòng người
- Hệ thống pháp luật Anh – Lịch sử hình thành và phát triển
- Thực tiễn xét xử tội cướp giật tài sản tại Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
- Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn ở Việt Nam và một số nước
- Chống bán phá giá – Nguyên nhân, chính sách, quy định
- Tổ chức nông thôn tại Việt Nam
- So sánh hệ thống tòa án Anh – Mỹ
- Những điểm mới về Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN