Luật sư tư vấn các biện pháp phòng chống hàng giả, hàng nhái gây giảm uy tín thương hiệu, thiệt hại cho doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển và sự lưu thông hàng hóa giúp cho xã hội, cuộc sống con người phát triển mạnh mẽ theo. Tuy nhiên, hàng hóa bị làm giả ngày càng nhiều. Nhà nước ngày càng chú trọng hoạt động chống hàng giả.
Năm 2022, các cơ quan nhà nước ở Việt Nam xử lý 139.758 vụ việc liên quan đến hàng giả, buôn lậu, gian lận thương mại. Trong đó, xử lý 3.692 vụ sản xuất, mua bán, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (tăng 56,51% so với năm 2021).
Hoạt động chống hàng giả không chỉ quan trọng, cấp thiết thực hiện bởi các cơ quan chứ năng mà còn cấp thiết đối với doanh nghiệp và toàn xã hội. Việc hàng hóa bị làm giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho các doanh nghiệp khi bị ảnh hưởng xấu về uy tín hàng hóa và sụt giảm giá trị thương hiệu. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng là đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mua phải hàng giả.
HÀNG GIẢ LÀ GÌ?
Để có những biện pháp chống hàng giả hiệu quả, trước tiên cần làm rõ khái niệm hàng giả. Theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
Các quy định nêu trên của pháp luật cũng đã cho chúng ta hiểu phần nào về khái niệm hàng giả. Có thể tóm lượng hàng giả là:
Hàng hóa giả mạo thương hiệu, sản phẩm của tổ chức, cá nhân khác. Hoặc
Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với tên gọi hoặc không đúng với công bố hoặc không đạt chỉ tiêu đã đăng ký. Hoặc
Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
TÁC ĐỘNG XẤU CỦA HÀNG GIẢ TỚI HÀNG HÓA CHÍNH HÃNG
Hàng giả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín sản phẩm của doanh nghiệp. Không cần bàn cãi thêm, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có uy tín trên thị trường, khẳng định được thương hiệu rất sợ vấn nạn hàng giả.
Khi sử dụng sản phẩm, người tiêu dùng sẽ đồng thời đánh giá đến chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp để đưa ra quyết định cho những lần tái sử dụng. Nếu không may người tiêu dùng sử dụng phải hàng giả, có thể họ sẽ đánh giá luôn chất lượng của hàng hóa chính thống. Việc đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của sản phẩm.
Hàng giả cũng gián tiếm là nguyên nhân gây sụt giảm giá trị thương hiệu doanh nghiệp. Khi uy tín của hàng hóa bị sụt giảm, uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp cũng bị giảm theo. Kéo theo rất nhiều hệ lụy, trong đó giá trị thương hiệu bị ảnh hưởng nghiêm trọng hàng đầu.
Các tổ chức chuyên nghiệp khi cân nhắc đầu tư, hợp tác hoặc mục đích khác sẽ đánh giá năng lực doanh nghiệp. Trong đó, việc bảo vệ thương hiệu và bảo vệ uy tín hàng hóa là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để đánh giá năng lực doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp để hàng giả xuất hiện tràn lan trên thị trường cũng khiến bị đánh giá yếu kém trong năng lực quản lý hàng hóa, quản lý thương hiệu.
Để bảo vệ danh tiếng, uy tín của hàng hóa, thương hiệu, doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp bảo vệ chống hàng giả. Tuy nhiên, nếu không thực hiện chủ động sẽ tốn kém rất nhiều tiền bạc và thời gian tham gia các vụ tranh chấp để xử lý. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động và được tư vấn chủ động phòng chống hàng giả.
VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ TRONG TƯ VẤN CHỐNG HÀNG GIẢ
Đối với công cuộc chống hàng giả của doanh nghiệp, sự cần thiết của luật sư tham gia được thể hiện rõ ràng. Với các kỹ năng, hiểu biết pháp luật, luật sư là một phần quan trọng trong hoạt động chống hàng giả của doanh nghiệp.
Luật sư giúp doanh nghiệp hiểu vấn đề pháp lý về hàng giả, đánh giá rủi ro, phân tích vấn đề hàng giả. Từ việc hiểu rõ hàng giả là gì, các rủi ro mang lại, doanh nghiệp có thể đưa ra các nhận định và phương án để phòng, chống hàng giả.
Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp các biện pháp phòng chống hàng giả chủ động. Luật sư Công ty Luật TNHH Hiệp Thành có những kinh nghiệp phong phú và chuyên sâu trong lĩnh vực bảo hộ thương mại. Từ những kiến thức và kinh nghiệm đó, luật sư tư vấn cho doanh nghiệp các vấn đề pháp lý trong nhận diện thương hiệu, nhận diện hàng hóa chính thống. Thông qua việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, bảo hộ sở hữu công nghiệp nói riêng.
Luật sư có thể đại diện cho doanh nghiệp chủ động làm việc với các cơ quan có thẩm quyền như quản lý thị trường, công an,… phát hiện hàng giả. Doanh nghiệp không thể kiểm soát toàn bộ vấn đề lưu thông hàng giả trên thị trường mà cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Luật sư tham gia với tư cách đại diện pháp lý. Luật sư có quyền thay mặt doanh nghiệp làm việc với các cơ quan chức năng trong việc chủ động phát hiện hàng giả.
Luật sư đại diện cho doanh nghiệp khi có tranh chấp liên quan đến hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ. Các tranh chấp liên quan đến hàng giả không chỉ được giải quyết ở tòa án, mà còn có thể ở các cơ quan khác. Với kinh nghiệp tham gia tố tụng, luật sư tại Công ty Luật Hiệp Thành sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp về hàng giả, sở hữu trí tuệ để bảo vệ cho doanh nghiệp.
Với kinh nghiệm và mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp, bảo vệ xã hội. Luật Hiệp Thành luôn sãng sàng tư vấn và đông hành với Quý khách hàng trong việc chống hàng giả nói riêng. Rộng hơn, Chúng tôi luôn đồng hành với bạn trong hoạt động bảo vệ thương mại hàng hóa và thương hiệu. Mọi thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH HIỆP THÀNH CHUYÊN TƯ VẤN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG HÀNG GIẢ
Địa chỉ: Tầng 6, Số 16/204 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0933.131.886
Email: luathiepthanh@gmail.com
Website: hiepthanhlawfirm.com
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.