_Diễn ra thường lệ 2 kì/ năm, có thể họp bất thường khi có sự đề nghị của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, hoặc có sự yêu cầu của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội, do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập kì họp, chậm nhất là 30 ngày, đối với họp bất thường là 7 ngày.
_Là hình thức chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội; là nơi biểu hiện trực tiếp và tập trung nhất quyền lực nhà nước của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam thực hiện quyền lập hiến, lập pháp.
_Tại kì họp, Quốc hội thảo luận dân chủ và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và của nhân dân; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.
_Chương trình kì họp do Quốc hội quyết định; đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung chương trình kì họp đã được thông qua và phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
_Tại kì họp thứ nhất của mỗi khoá Quốc hội:
+Được triệu tập chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày bầu cử ra các đại biểu Quốc hội.
+Bầu ra các chức danh lãnh đạo của nhà nước bằng cách bỏ phiếu kín như Chủ tịch nước, Các phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội…
Tham khảo thêm:
- Khái niệm chế độ bầu cử
- Các nguyên tắc bầu cử
- Vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong việc bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND
- Bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu HĐND theo pháp luật hiện hành
- Bộ máy nhà nước qua các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
- Vị trí, tính chất của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Chức năng của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Cơ cấu tổ chức của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.