Tổng hợp các vấn đề về Luật Hiến Pháp – Ôn thi (Phần 4) – Phân tích một số quyền công dân tiêu biểu

Dưới đây là Phần 4 trong Chuyên đề Tổng hợp các vấn đề về Luật Hiến Pháp – Ôn thi môn Hiến pháp về một số quyền công dân tiêu biểu và thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên.

Để nghiên cứu các phần trước, các bạn vui lòng truy cập theo đường link sau:

Phân tích nội dung quy định “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quân nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một trong những quyền chính trị cao nhất của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ của công dân, thực hiện phương châm mọi công việc của Nhà nước của xã hội “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

1.Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân thể hiện

Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. Nhờ quyền bầu cử và ứng cử vào QH, HĐND mà công dân có thể lựa chọn được những người ưu tú nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền lợi của mình vào các cơ quan nhà nước, giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước, thực hiện quyền làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.

Công dân có quyền đóng góp ý kiến xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giáo dục

Công dân có quyền tham gia đóng góp xây dựng HP và PL

Tham gia kiểm tra giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội

2.Phân tích quyền”Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Điều 33)

Đây là quyền trước đây thuộc về công dân nhưng Hiến pháp 2013 đã quy định đó là quyền của mọi người. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà PL không cấm, đây là quy định được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước gắn liền với việc ghi nhận nền kinh tế hàng hóa kinh tế thị trường và phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế.

Theo quy định của Hiến pháp mọi người có quyền được kinh doanh sản xuất, có quyền sở hữu những thu nhập hợp pháp, của cải để dành, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

Trên cơ sở tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi, người lao động có thể góp vốn, góp sức, hợp tác sản xuất kinh doanh trong các tổ chức kinh tế tập thể  dưới nhiều hình thức với quy mô và mức độ tập thể hóa thích hợp.

Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh.

Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển

3.Thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên

Thẩm phán

_Thành lập Hội đồng tuyể chọn Thẩm phán toà án nhân dân gồm có: Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương; Các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện; Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án quân sự quân khu, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực.

_Hội đồng tuyển chọn thẩm phán toà án nhân dân làm việc theo chế độ tập thể, quyết địnhcủa Hội đồng tuyển chọn thẩm phán toà án nhân dân phải được quá ½ tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

+Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự trung ương theo đề nghị của Chánh án toà án nhân dân tối cao và trình Chủ tịch nước bổ nhiệm. Thẩm phán toà án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm và có sự phê chuẩn của Quốc hội.

+Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực theo đề nghị của Chánh án Toà án quân sự trung ương và đề nghị Chánh án toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm.

+Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn làm Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện theo đề nghị của Chánh án toà án nhân dân cấp tỉnh và đề nghị Chánh án toà án nhân dân tối cao bổ nhiệm.

Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức thẩm phán toà án nhân dân các cấp.

Trình tự và thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân:

_Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn thẩm phán khai mạc phiên họp.

_Cử thư kí phiên họp.

_Chánh án TAND tỉnh hoặc quân sự trung ương báo cáo Hội đồng về hồ sơ người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm theo danh sách trích ngang đã lập.

_Các thành viên Hội đồng căn cứ tiêu chuẩn hồ sơ trao đổi, thảo luận, xem xét.

_Chủ tịch Hội đồng kết luận và biểu quyết bằng hình thức giơ tay, sau đó làm hồ sơ và bản sao giao cho Chánh án TAND tỉnh hoặc Chánh án TAND quân sự trung ương quản lí.

_Hội đồng giao cho  Chánh án TAND cấp tỉnh hoặc quân sự trung ương làm văn bản đề nghị Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm và trình Chủ tịch Hội đồng kí.

Các văn bản đề nghị Chánh án toà án nhân dân tối cao phải được đóng dấu của HĐND cấp tỉnh hoặc toà án quân sự trung ương phải ghi đầy đủ chức danh về mặt cơ quan của người có chữ kí được đóng dấu.

Gửi văn bản đề nghị Chánh án TAND tối cao bổ nhiệm, một bộ hồ sơ, biên bản họp cho vụ tổ chức cán bộ toà án trình Chánh án TAND tối cao xem xét, quyết định bổ nhiệm và cuối cùng là thông báo kết quả trong phiên họp gần nhất của HĐND từ ngày nhận được quyết định của Chánh án TAND tối cao.

Kiểm sát viên:

 Câu68: Thủ tục, tuyển chọn, bổ nhiệm kiểm sát viên theo pháp luật hiện hành?

_Kiểm sát viên VKSND tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng VKSND tối cao.

_Kiểm sát viên VKSND địa phương do Viện trưởng VKSND tối cao bổ nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng VKSND địa phương cùng cấp.

_Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND gồm Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND tối cao, Kiểm sát viên VKS quân sự trung ương; Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện; Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKS quân sự quân khu, Kiểm sát viên VKS quân sự khu vực.

_Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên làm việc theo chế độ tập thể, quyết định của Hội đồng tuyển chọn kiểm sát viên phải có ít nhất ½ tổng số thành viên Hội đồng biểu quyết tán thành.

_Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND tối cao, Kiểm sát viên VKS quân sự trung ương tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên VKSND tối cao, Kiểm sát viên VKS quân sự trung ương theo đề nghị của Viện trưởng VKSND tối cao và đề nghị Chủ tịch nước bổ nhiệm.

_Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện theo đề nghị của Viện trưởng VKSND cấp tỉnh và đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao bổ
nhiệm.

_Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKS quân sự quân khu, Kiểm sát viên VKS quân sự khu vực tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn làm Kiểm sát viên VKS quân sự quân khu, Kiểm sát viên VKS quân sự khu vực theo đề nghị của Viện trưởng VKS quân sự trung ương và đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao bổ nhiệm.
Thủ tục, trình tự tuyển chọn và bổ nhiệm Kiểm sát viên VKS:

_Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên VKS khai mạc phiên họp.

_Cử thư kí phiên họp.

_Viện trưởng VKSND cấp tỉnh hoặc quân sự trung ương báo cáo Hội đồng về hồ sơ người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm theo danh sách trích ngang đã lập.

_Các thành viên Hội đồng căn cứ tiêu chuẩn hồ sơ trao đổi, thảo luận, xem xét.

_Chủ tịch Hội đồng kết luận và biểu quyết bằng hình thức giơ tay, sau đó làm hồ sơ, bản sao giao cho Viện trưởng VKSND cấp tỉnh hoặc quân sự trung ương quản lí.

_Hội đồng giao cho Viện trưởng VKSND cấp tỉnh hoặc quân sự trung ương làm văn bản đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao bổ nhiệm và trình Chủ tịch Hội đồng kí.

Các văn bản đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao phải được đóng dấu của HĐND cấp tỉnh hoặc VKS quân sự trung ương phải ghi đầy đủ chức danh về mặt cơ quan của người có chữ kí được đóng dấu. Gửi văn bản đề nghị Viện trưởng VKSND tối cao bổ nhiệm, 1 bộ hồ sơ, 1 biên bản họp gửi vụ tổ chức cán bộ Việm kiểm sát trình Viện trưởng VKSND tối cao xem xét, quyết định bổ nhiệm và cuối cùng là thông báo kết quả trong phiên họp gần nhất kể từ ngày nhận được quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao.

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191