_Tham gia xây dựng pháp luật: Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
_Tham dự kì họp:
+Đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ phải tham gia kì họp Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
+Đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm tham gia các phiên họp, thảo luận biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền han của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội.
+Đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm được dành ít nhất 1/3 thời gian làm việc để làm đại biểu.
+Đại biểu Quốc hội có quyền tham dự kì họp của HĐND các cấp nơi mình được bầu, có quyền phát biểu ý kiến nhưng không có quyền được biểu quyết. Chủ tịch HĐND các cấp thông báo cho đại biểu Quốc hội biết thời gian họp, chương trình họp và mời đại biểu tới dự.
_Hoạt động chất vấn:
+Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước.
+Trong thời gian Quốc hội họp, đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vấn và người bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đến Chủ tịch Quốc hội chuyển đến người bị chất vấn. trong trường hợp Quốc hội không họp thì được gửi tới Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
_Hoạt động tiếp xúc cử tri:
+Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập, phản ánh trung thực ý kiến, đề nghị của cử tri với Quốc hội và các cơ quan nhà nước.
+Mỗi năm một lần đại biểu Quốc hội phải báo cáo công tác của mình với cử tri…
_Hoạt động giám sát: Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
_Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo: Khi nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, chuyển đến các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền để giải quyết.
Tham khảo thêm:
- Khái niệm chế độ bầu cử
- Các nguyên tắc bầu cử
- Vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong việc bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND
- Bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu HĐND theo pháp luật hiện hành
- Bộ máy nhà nước qua các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
- Vị trí, tính chất của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Chức năng của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
- Cơ cấu tổ chức của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.